Nước Việt Nam to hay nhỏ ☭
Ngày 15 tháng 4 năm 2020
Nước Việt Nam to hay nhỏ. Câu trả lời về mặt cảm quan quá rõ ràng rồi Việt Nam là nước nhỏ, nước yếu hay bị xâm lược, không có tiếng nói trên bình diện quốc tế, luôn là con cờ trong tay các cường quốc.. và đấy là các tự nhục viên nói vậy, còn hỏi rõ là trên bình diện gì, trên lĩnh vực nào thì chẳng ai biết hoặc nói bâng quơ là diện tích nước ta bé quá. Không hẳn, Việt Nam có diện tích tương đương với Nhật và Đức, lớn hơn Hàn, Hà Lan, Bỉ hay Anh. Lý do diện tích xem ra là không thuyết phục mấy, dân số nhỏ.. càng sai, dân số Việt Nam đứng thứ 14 thế giới, hơn đứt đuôi mấy anh Hàn, Pháp, Đức và vô số nước châu Âu, châu Á. Ôi đơn giản vậy sao vẫn coi Việt Nam là nước nhỏ.
Ra là đây... Về mặt kinh tế thì GDP ngang với Phi, Sing, thua Thái rất xa Hàn, Nhật, Đức may ra cái GDP đầu người thì vượt được Ấn Độ, một quốc gia được coi là nước lớn, tất cả những điều trên chỉ nói lên: to - nhỏ là cái so sánh rất là khập khễnh trên thế giới này vậy thì lý do gì để mọi người nghĩ Việt Nam nhỏ ?.. Nó bắt nguồn từ đâu ?.. Chúng ta có quan hệ mật thiết về mặt kinh tế với Trung Quốc từ cái điện thoại Xiaomi, Huawei hay Oppo trên tay đang cầm của Trung Quốc tới cái quần, cái áo, đôi giày đang đi là của Quảng Châu thì không thể phủ nhận vô số người Việt ghét Trung và có tư tưởng bài Trung. Dĩ nhiên Trung Quốc chiếm đảo, gây hấn ngoài biển, chèn ép ngư dân mình, ai chả ghét.. mà cái thói đời thì ghét thằng nào lại rất hay đem mình đi so sánh với thằng đó. Diện tích, dân số bỏ qua, lệch quá nhiều, kinh tế lại càng lệch, quân sự quốc phòng khỏi phải bàn đến.. còn nhiều lắm, Trung Quốc là nước lớn, là cường quốc, nhìn lại mình bé tí teo, Việt Nam ta thật nhỏ bé, dẫn đến tư tưởng tự coi Việt Nam ta là nước bé, tin tôi đi, gần như tất cả những người cho là Việt Nam nhỏ bé đều bắt đầu cái ý nghĩ có chữ Trung Quốc trong đầu. Tôi nói cái trên không phải để có chứng minh rằng Việt Nam ta là nước lớn nhưng có chăng chúng ta đang lấy những sự so sánh bằng tính chất tương đối với nhau để cột suy nghĩ của mình vào cái dòng chữ Việt Nam là nước bé. Thôi, bây giờ nói chuyện qua những con số đi, gọi là chút tổng hợp cho vui vui..
Việt Nam được đánh giá là quốc gia an toàn nhất thế giới vì được bảo vệ an toàn tuyệt đối trước mọi tác động khủng bố. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình nhanh nhất thế giới với nền kinh tế lớn thứ 49 toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất thế giới là 210%, tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và xếp thứ hai trong danh sách những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới chỉ sau Ấn Độ, quốc gia duy nhất đạt được tốc độ tăng trưởng 7%. Xếp thứ 5 danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu thủy sản. xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới xuất khẩu giày dép xếp thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ. Cao su tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2 về năng suất chất lượng và thứ ba về sản lượng và xuất khẩu trên thế giới. Xếp thứ 5 trong ngành công nghiệp đóng tàu thế giới, giữ vững vị trí thứ 5 trong các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới. Dành vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Điểm du lịch thu hút nhất thế giới, tự hào có 2 trong 10 nơi đẹp nhất hành tinh là Vịnh Hạ Long và Hang Sơn Đoòng, xếp thứ 6 trong danh sách điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu Châu Á. Xếp thứ 24 toàn cầu về sức mạnh quân sự. Xếp thứ 47 trên bản trí tuệ về đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017. Xếp thứ 68 tại báo cáo môi trường kinh doanh. Xếp thứ 77 về chỉ số thịnh vượng toàn cầu, xếp thứ 55 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, xếp thứ 12 chất lượng giáo dục toàn cầu về các môn toán và khoa học, xếp thứ 23 thế giới về năng lực lập trình viên ....
Thế nào ? Việt Nam ta đã đủ nhỏ chưa ?
Người Việt có câu "nhìn lên thì không bằng ai nhưng nhìn xuống khối người chẳng bằng mình". Tất nhiên câu trên không để tự huyễn hoặc mình, mà để công dân Việt biết công nhận thành quả của cha ông ta để lại nhờ đó mà phát huy chứ không phải để tự ti khi cầm trên tay cuốn hộ chiếu của Việt Nam. Tồn tại của đất nước nào cũng có nhưng cái gì đáng ghi nhận thì nên ghi nhận. Một số thông tin bên lề, trên thế giới có trên 200 Quốc gia, tất cả đều là những dân tộc hùng mạnh thôn tính thâu tóm nhưng dân tộc khác để có được hình thế như ngày nay; các quốc gia yếu, bé đều bị thâu tóm, tiêu diệt rồi mà Việt Nam ta là một trong những dân tộc như vậy. Việt Nam cũng là nỗi sợ của khu vực, khi được thằng láng giềng đặt một cái tên rất dễ mến là "tiểu bá khu vực Đông Nam Á". Nếu xét về bình diện đánh nhau nhiều thì nên xếp Việt Nam trong tốp.. Việt Nam có diện tích tương tự với rất nhiều nước lớn, dân số hơn nhiều nước lớn, kinh tế có thể không bằng hoặc thua xa chứ quân sự quốc phòng thì chưa biết ai hơn ai. Nhiều nhà học giả xếp Việt Nam vào vị trí các cường quốc tầm trung tức là một quốc gia có chủ quyền, không phải là siêu cường, cũng không phải một đại cường quốc nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng lớn hoặc trung bình trong đời sống chính trị quốc tế. Với vai trò này thì nước ta ngang tầm ảnh hưởng với Ả rập Saudi, UAE, Hàn Quốc, Thái Lan, Mexico, Indonesia, Ai Cập, Úc, Achentina trên cơ các nước Brazil, Ấn Độ, Italia. Sách lịch sử nước ta luôn nói về nước ta là một dân tộc hiên ngang, hiền hòa, yêu hoà bình, hay bị xâm lược, luôn đứng lên giành lại tổ quốc.. nói đến đây mọi người tư hiểu nha.. Cái vai trò siêu cường hay một cường quốc cũng rất nhiều định nghĩa, ta có siêu cường kinh tế Nhật-Hàn-Anh-Pháp-Đức, siêu cường quân sự Nga-Ấn hay siêu cường cả kinh tế và quân sự như Trung-Mĩ.. và các cường quốc công nghiệp như G7 vì vậy khi ai hỏi câu "Việt Nam là nước lớn hay nhỏ ?" thì phải hỏi ngược lại là muốn so với ai, hay so cái gì và so như thế nào.. Không nên khẳng định hay phủ định vì trong thế giới phẳng ngày nay có rất nhiều con cáo núp trong hình hài con thỏ hiền lành.. nhiệm vụ của toàn dân là góp phần đưa kinh tế nước ta đi lên để ngẩng cao đầu với mấy anh hàng xóm trước và sau đó là tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế.
Tác giả : Chu Đức Thuận