Một vài nhận định về nghệ thuật chiến tranh của Dân tộc Việt Nam
Ngày 07 tháng 7 năm 2023
Tư duy từ văn hoá tới quân sự trong thời đại Hồ Chí Minh
Trước tiên nói đến kẻ thù suốt 40 thế kỷ của dân tộc ta bên Tàu từ lúc giặc Ân (nhà Thương) xâm lược nước ta thời Hùng Vương thứ 6 cho đến Hải Chiến Trường Sa 1988. Nói về văn hoá của họ, có rất nhiều thứ người Trung Quốc cho là chân lý, nhưng người Việt Nam không chấp nhận. Người Trung Quốc dùng đạo Khổng để giáo dục người dân. Người Trung Quốc dạy: “Tại gia tòng phụ”, nhưng người Việt Nam nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Người Trung Quốc nói “xuất giá tòng phu”, người Việt Nam lại cho rằng “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. "Yêu lao động, giàu tình thương, trọng lẽ phải" là tính cách bẩm sinh của người Việt Nam, người nước ngoài sáng tạo để lười biếng nhưng người Việt Nam siêng làm, thấy người khác làm mà mình ngồi chơi thì ngứa chân tay không chịu được... Không trọng bên mạnh khinh bên yếu, chỉ chọn lẽ phải. Tính tương thân tương ái cũng xuất phát từ bản tính giàu tình thương cố hữu trong gen của người Việt.
Tư duy quân sự Hồ Chí Minh đậm cái chất của văn hóa Việt Nam, văn hoá quân sự Việt Nam truyền thống phát triển lên một chất mới, trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lê-nin, để đánh thắng kẻ thù xâm lược trong thời đại mới là bọn đế quốc có tiềm lực quân sự tiên tiến của nền công nghiệp hiện đại cùng quân đội của chúng được trang bị nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh công nghệ cao. (Khác kẻ thù trước đây như Tàu, Xiêm, Chăm.. mà ông cha ta đánh thắng cùng trình độ phát triển, cùng hình thái kinh tế - xã hội với nước ta thời đó). Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam, tìm ra đáp số của bài toán mới đó, trước hết bằng lời giải về chính trị - đường lối cách mạng thấm nhuần văn hóa, lời giải về quân sự thấm nhuần văn hóa: lời giải về văn hóa. Chính giới Mỹ, nhiều nhà chiến lược của Mỹ thừa nhận: thắng lợi của Việt Nam với Mỹ là thắng lợi của văn hóa Việt Nam. Nên nói thêm: Văn hoá Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Tư duy quân sự Hồ Chí Minh đương nhiên còn tiếp nhận những dòng văn hoá khác, những tri thức quân sự cổ kim đông tây. Bác Hồ của chúng ta từng lược dịch Binh pháp Tôn Tử, viết Kinh nghiệm du kích Tàu, Kinh nghiệm du kích Pháp, Kinh nghiệm du kích Nga, Phép dạy làm tướng của Khổng Minh... Những di sản quân sự Mác và Ăng-ghen - nhất là của Ăng-ghen được Bác nghiên cứu khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Trong quá trình cuộc kháng chiến lâu dài chống hai đế quốc to, tư duy quân sự của Bác đã từng bước được làm phong phú thêm bởi khoa học quân sự xô-viết, kinh nghiệm đấu tranh vũ trang của cách mạng Trung Quốc, những kiến thức về vũ khí kỹ thuật hiện đại. Bác không chỉ coi trọng xây dựng dân quân du kích và cách đánh du kích mà coi trọng cả xây dựng bộ đội chủ lực, xây dựng các quân binh chủng kỹ thuật hiện đại, cách đánh của quân đội chính quy.
Nghệ thuật chiến tranh đặc thù của dân tộc
Cách mà Người chọn Tướng Giáp hay bao nhiêu vị Tướng khác cũng chỉ là vì Các Vị ấy cũng có nền tảng tư tưởng phù hợp với các phong trào giải phóng dân tộc đương thời mà Người lựa chọn. Ngay như cách đặt tên cho quân đội ta thời đầu cũng thể hiện điều đó. Người không để quân đội tự xưng là Quân đội ngay mà lúc đó Người đặt là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trước hết lấy lý luận đi trước đó là tuyên truyền rồi sau đó mới giải phóng. Quân đội ta từ thời Hùng Vương cho đến thời đại Hồ Chí Minh đều gặp phải các loại hình chiến tranh như Lấy thịt đè người, chiến thuật biển người rồi sau này là bị các vũ khí hiện đại, công nghệ cao nhắm đến và vì nhỏ yếu dân ít quân ít mà dân ta phải hoàn toàn dựa vào Mưu kế và phát động chiến tranh nhân dân để toàn dân cùng tham gia đánh giặc. Thời đánh Pháp, đánh Nhật quân dân ta vừa đánh giặc, vừa cướp vũ khí của giặc để đánh giặc. Về sau dù có được viện trợ nhưng lối đánh của quân ta vẫn là lối đánh kiểu con nhà nghèo ngĩa là bắn thì tiết kiệm đạn, pháo, vũ khí thì bảo quản giữ kỹ như bảo bối. Tướng Giáp hay bao nhiêu vị tướng khác của quân đội ta hầu như không phải hoặc rất ít người là con nhà võ, họ chỉ có tinh thần yêu nước mà thôi, kiến thức quân sự cũng là trưởng thành trong từng trận đánh.. Tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo từ thời Phong kiến như Trần Hưng Đạo kêu gọi anh em hòa mục thì giặc nào cũng đánh được, ấy thế mà ngày sau chỉ vì Trần Minh Tông xử án oan giết chết gia đình bố vợ là Trần Quốc Chẩn mà từ đó Hoàng Tộc nhà Trần dần dần lụi bại chỉ vì "Việc Trần Quốc Chẩn bị xử tử đã chấm dứt sự đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau trong hoàng tộc Trần – vốn là sức mạnh của các triều vua trước". Tầm nhìn chiến lược ngày nay ở thời đại Hồ Chí Minh thể hiện ở các suy tính mang tính củng cố hậu cần hay nhận định mang tính dự đoán chính xác thí dụ như việc Bác Hồ kêu ông Nguyễn Lương Bằng nghỉ tham gia thường vụ để đi về xuôi mua muối phục vụ đầu não kháng chiến chiến khu suốt cả chục năm, sự thật chứng minh ngay sau đó Quân Pháp chặn đường mua muối của kháng chiến hay như việc Bác Hồ dự đoán thời cơ giành độc lập năm 1945 và dự kiến tính hình Mĩ sẽ dùng B52 tại Hà Nội.. Nói thế để biết những chiến thắng của quân dân ta từ những trận nhỏ Phay Khắt, Nà Ngần cho đến chiến thắng Tu Vũ, chiến thắng Sông Lô, Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, Biên Giới năm 1950 hay các chiến dịch lớn như Thượng Lào, Điện Biên Phủ hay các chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn như các trận Khe Sanh, Mậu Thân, Giải Phóng Buôn Mê Thuột, Giải Phóng Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh... các chiến thắng đó không phải là công lao duy nhất của ông tướng nào như tướng Giáp, Tướng Thanh, Tướng Tấn... mà đó là chiến thắng của tinh thần đoàn kết trong Bộ chính trị và ban lãnh đạo Việt Nam. Các ông tướng có công rất lớn trong việc dùng kinh nghiệm và sự phán đoán cùng với các nhận định đúng đắn về chiến lược, chiến thuật của địch để tập thể lãnh đạo đưa ra quyết định sau cùng. Đây chính là sự đoàn kết của toàn dân tộc thể hiện thông qua sự đoàn kết trong ban lãnh đạo.
Còn nhớ một câu chuyện nhỏ thể hiện cái áp lực của tướng Giáp đó là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ thì tin tưởng cho Đại Tướng được toàn quyền tại mặt trận “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, “Tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau", ngoài mặt trận các chuyên gia quân sự Trung Quốc lại khuyên nên đánh theo chiến thuật đánh nhanh, thắng nhanh, lối đánh thọc sâu đầu nhọn đuôi dài nở hoa trong lòng địch nhưng khi quyết định thì Đại tướng lại suy nghĩ từ cái thực tế Bác Hồ đã nói đó là “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Trong tình cảnh địch đông ta ít, dồn người dồn của đánh trận này, nếu là người khác rất có thể nghe lời chuyên gia Trung Quốc nhưng Đại tướng là người Bác Hồ lựa chọn lại không thế, Tướng Giáp rất kiên trì và trầm ổn, đứng trước các sự lựa chọn thì lời căn dặn của Bác Hồ lại trở thành Kim chỉ nam của phương châm, chiến lược..
Vậy đó, chiến tranh của ta chính là chiến tranh nhân dân, là chiến lược mang tính toàn thể. Trung Quốc thường theo lối đánh đó là Thiên Tử thủ quốc môn nghĩa là cố sống cố chết để giữ kinh đô, khi kinh đô mất thì mất nước.. Còn ở Việt Nam tư duy lại là Toàn Quân Toàn Quốc nghĩa là còn quân vương, còn quân đội duy trì được cơ quan đầu não thì thủ đô tạm bợ ở đâu cũng được, lúc nhỏ yếu thì dùng du kích dân quân phá rối, khi tập hợp được lực lượng đáng kể thì tổng phản công đánh quy mô quy ước với kẻ thù. Hòa tan quân đội vào nhân dân để vừa không lãng phí sức sản xuất lại được nhân dân che chở. Cơ bản của quân dân ta từ xưa tới nay đó là hầu hết các cuộc chiến thì quân ta chỉ kháng chiến chống xâm lược, đánh kẻ thù xâm lược ngay tại lãnh thổ nước nhà cho nên có lợi thế sân nhà đó là sử dụng lực lượng tại chỗ.
Hoà giải dân tộc
Từ cái tư tưởng lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi ngày xưa cho đến hồi chiến tranh với Trung Quốc năm 1979. Sau khi Trung Quốc rút, ban lãnh đạo Việt Nam quyết định không truy kích. Quyết định đó được đưa ra trong hoàn cảnh khi mà cái dân tộc Việt Nam muốn nhất là Trung Quốc không đánh nhưng điều đó lại xảy ra rồi. Giết thêm 1-2 vạn quân nữa thì không có ý nghĩa, chỉ thêm nhiều người Trung Quốc căm thù người Việt Nam mà thôi. Cũng từ thực tế đó mà trước đấy mấy năm hồi 1975, khi miền Nam giải phóng, có người đã xin xử bắn một số kẻ ác phía hàng ngũ Việt Nam cộng hoà nhưng ban lãnh đạo Việt Nam cũng không đồng ý. Những người lính VNCH ấy ác thật, họ mổ bụng, họ tra tấn đồng chí cộng sản hay thân cộng sản rất tàn bạo. Trong chiến tranh, Dân tộc Việt Nam có thể hiên ngang chấp nhận cái chết, nhưng trong hoà bình thì việc tước bỏ tính mạng một ai đó lại không thể chấp nhận được.
Nghệ thuật ngoại giao
Dưới thời đại Hồ Chí Minh, sau tổng kết kinh nghiệm hàng ngàn năm của tổ tiên ta thì dân tộc Việt Nam đã gần như đúc kết được vốn kiến thức ngoại giao vô cùng phong phú, Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh chính là phương pháp sử dụng chiến lược, sách lược đối ngoại một cách nhạy bén, uyển chuyển và hết sức sáng tạo. Các phương pháp ngoại giao tâm công; dự báo, nắm bắt, tạo thời cơ; dĩ bất biến ứng vạn biến…được người sử dụng nhuần nhuyễn đã trở thành nghệ thuật. Thời trước dưới triều đại nhà Lý, chúng ta vừa đánh, vừa đàm, một mặt lấy quy mô áp đảo của ta trên chiến trường làm bàn đạp cho ngoại giao mặt khác lại dùng ngoại giao như "bút chiến" để tấn công vào điểm yếu chính trị của triều Tống để hai bên thu binh nghị hòa. Đến thời Trần mạt thì nghĩa quân Lam Sơn kết hợp các chiến thắng trên chiến trường cùng với ngòi bút của Nguyễn Trãi mà khiến quân Minh người đông nước lớn dù thua trận mà không hại quá đến quốc thể mà khiến cho không dứt được binh đao... Về riêng nhận định về Trung Quốc của nhân dân ta thì địa lý nó là cố hữu, ta không thể đẩy Trung Quốc ra xa hay đem Việt Nam đi chỗ khác nên việc chung sống cạnh thằng hàng xóm to xác là điều không tránh được, chúng ta phải sống và phải uyển chuyển trong ứng xử để sao cho đừng là mối đe dọa cho nó lại thiết lập thật nhiều quan hệ chằng chéo về kinh tế và các lĩnh vực khác để cho Trung Quốc thấy đánh ta nó cũng thiệt không ít. Phương châm của ta đối với Trung Quốc là duy trì hòa bình để cùng phát triển và chuẩn bị thật tốt về quốc phòng đảm bảo an ninh và không bị động trước mọi tình huống. Điển hình nhất của nghệ thuật vừa đánh vừa đàm mà nước ta thể hiện thật tốt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, chúng ta không chỉ đàm phán với địch mà còn phải uyển chuyển ngoại giao để phe ta (Trung Quốc - Liên Xô) mặc dù chống nhau như nước với lửa nhưng vẫn đồng lòng trong vấn đề ủng hộ tiền bạc, vũ khí, khí tài để nước ta đánh Mĩ. Khi ngoại giao với địch cụ thể ở đây là Mĩ, nước ta tận dụng triệt để mọi yếu tố để giành lợi thế trên bàn ngoại giao, từ tận dụng tốt các chiến thắng trên chiến trường cho đến tận dụng các phong trào phản chiến từ công luận quốc tế, lợi dụng mâu thuẫn nội bộ trong lòng nước Mĩ như các tranh chấp của các kỳ bầu cử, mẫu thuẫn chủng tộc và đặc biệt là khéo léo trong từng câu chữ khiến đối phương không thể bắt bẻ. Tất cả mọi sự nhân nhượng đều bám sát theo một nguyên tắc chung đó là nhân nhượng mọi thứ trừ độc lập chủ quyền, ngay như đàm phán hiệp định Pari từ 1968-1973 chúng ta nhân nhượng mọi thứ trừ nguyên tắc Mĩ rút, ta không rút, ta không công nhận chế độ VNCH là một nhà nước và Mĩ buộc phải công nhận chính phủ mặt trận dân tộc giải phóng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Tổng kết kiến thức ngoại giao truyền thống của dân tộc ta đỉnh cao là nghệ thuật ngoại giao thời địa Hồ Chí Minh, sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại. Ở Người cái thâm thúy, tinh tế ở phương Đông luôn kết hợp một cách tự nhiên với sự uyên bác, lịnh lãm phương Tây. Cách ứng xử của Người bắt nguồn từ nội tâm trong sáng, tính cách giản dị cộng với sự hiểu biết uyên thâm về nền văn hóa đông tây, kim cổ. Chính nghệ thuật ngoại giao tài ba kiệt xuất của Hồ Chí Minh đã góp phần làm lên thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
Tác giả: Chu Đức Thuận