Lạm phát đại học
Ngày 29 tháng 7 năm 2023
Tôi không biết vấn đề này phải bắt đầu từ đâu nhưng tôi muốn nhắc đến một thực trạng của thời đại ngày nay đó là thực trạng mà sinh viên ra trường khó kiếm việc làm phù hợp với ngành học. Xã hội thì thừa thầy thiếu thợ và đặc biệt là hiện tượng chảy máu chất xám ra nước ngoài, hiện tượng đó tuy không thật sự phổ biến nhưng nó là đáng kể so với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Đối với cơ chế trước đây của nhà nước thì mỗi một học sinh đều được định hướng sẵn cho một tương lai tùy theo nhận thức của các em mà từ cấp nhà trường báo cáo lên dần để cơ quan cao nhất là Ty giáo dọc hoặc Bộ giáo dục sẽ sắp xếp, phân công cho các em là đi học tiếp cấp phổ thông hay được cử đi học ở nước ngoài và tùy theo năng lực của các em cùng với nhu cầu việc làm mà sẽ phân công các em học ngành gì, nghề gì để sau khi hoàn thành chương trình học sẽ được đi làm đúng chuyên môn và tệ thất nghiệp hầu như không xảy ra nhất là đối với các em được học chương trình cấp cao lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.. sẽ đều có công việc phù hợp.
Cơ chế đã thay đổi, tự do kinh tế, tự do lựa chọn nhưng nhà nước đã buông lỏng kiểm soát cho ngành giáo dục dẫn đến một thực trạng vô cùng nan giải ngày nay đó là vì lợi ích kinh tế mà mở ra rất nhiều trường, đào tạo thì na ná như nhau hay có thể dùng từ ngữ tệ hại để chỉ đó là "Đại học mọc lên như nấm sau mưa". Với cái thực tế như vậy cho nên đào tạo thì rất nhiều, ra trường cũng rất nhiều thế nhưng các bứt phá kinh tế cho lớp "tri thức" này tạo ra gần như không có, thất nghiệp cũng rất nhiều. Xã hội ngày cành phát triển theo cơ cấu kinh tế thị trường thì việc đặt lợi nhuận lên trên mọi thứ càng trở nên phổ biến và giáo dục cũng không nằm ngoài cái vòng phổ biến đó. Giáo dục hiện nay đề cao tính cạnh tranh vô tình lại bỏ qua nhu cầu xã hội. Thật nực cười trước tình cảnh ai cũng muốn học để ngồi lên đầu lên đầu lên cổ người khác, mới học xong lớp 9 nhưng bố mẹ cứ muốn ép con đi học lên cho bằng được, thay vì định hướng con mình theo nhu cầu lao động của xã hội đó là để con mình (những đứa trẻ không còn ham học các kiến thức hàn lâm nữa) theo học một nghề nghiệp nào đó chúng thích như các ngành kỹ thuật, công nghệ, trung cấp, cao đẳng nghề để các con có một nền tảng kiến thức thực hành vững chắc nhằm ra đời đi tìm việc dễ dàng thì không ! Các bậc cha mẹ ấy muốn con mình học lên Đại học bất chấp ý muốn của các con. Họ những mong các con sẽ trở thành ông nọ bà kia, những vị trí có thể ngồi lên đầu lên cổ người khác. Theo nhu cầu của các bậc phụ huynh đó mà các nhà trường cũng đẻ ra rất nhiều ngành nghề như: Quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế, quan lý ngân hàng, quản trị đầu tư, quản trị ngoại thương... như một guồng nước xoáy cuốn theo bao mong muốn của các phụ huynh nhưng họ đâu có ngờ xã hội tuy rộng lớn nhưng đâu cần nhiều quản lý, quản trị, giám đốc, chủ tịch như thế. Cái xã hội cần đó là những thợ kỹ thuật, những công nhân lành nghề hay cần các lao động kỹ thuật cao được đào tạo cơ bản vì khi vào các công ty, doanh nghiệp cụ thể thì các em ấy cũng sẽ được đào tạo thêm để hệ thống lại kiến thức nghề nghiệp cơ bản trở nên bài bản sao cho phù hợp với công việc.
Nếu một công nhân lành nghề hoặc công nhân kỹ thuật thì mức lương đâu có tệ so với một em sinh viên Đại học ra trường đi làm, học Đại học rất cần thế nhưng học đại học xong mà kiến thức giỏi nhưng thích nghi kém thì cũng thất nghiệp mà thôi, rồi mấy thằng đần công nghiệp đó lại đổ lỗi do cơ chế nọ kia mà khó xin việc làm, nếu tự tin là mình giỏi sao không tự làm, ban đầu mở kinh doanh nhỏ, còn khi có vốn thì mở rộng dần, tại sao lại không ? Hay là học xong tài không bằng ai cho nên không dám tự làm. Ngu đến độ học rõ cao xong lại phải đi làm nhân viên dưới trướng người khác quản lý rồi lại đổ cho là cơ chế xã hội vùi dập người tài. Nói thật là ngu như thế thì nên đi học làm công nhân sao cho giỏi giang còn hơn gấp vạn lần cái thứ tưởng giỏi mà hoá ra bình thường. Từ xưa dân ta vẫn quan niệm một y sĩ có đức độ tận tình với người bệnh hơn gấp mấy lần một bác sĩ vì lợi ích riêng mà quên đi lời thề Hippocrates thế cho nên học ít thôi mà làm được việc còn hơn học rõ cao đến khi không như ý, ngu đần từ lựa chọn ban đầu mà lại đổ cho xã hội bất công, cơ chế bất cập.
Vốn dĩ học lên cao rất tốt nhưng là đối với những con người có nghị lực và các em ấy sẽ thành công với cái nghị lực ấy và tôi hoàn toàn tin tưởng chắc chắn rằng các em ấy sẽ làm việc đúng ngành mình theo học và hưởng được mức thù lao xứng đáng với thành tích công việc. Tất nhiên là chỉ tính những bạn có thành tích tốt trong học tập song hành với kỹ năng sống phải tốt chứ tôi không kể đến bọn gà công nghiệp chỉ biết cắm đầu học theo lời của bố mẹ, ra trường với tấm bằng đẹp long lanh nhưng làm ăn như mèo mửa, nhất là cái bọn thi đầu vào chỉ đủ điểm để đỗ, cái bọn đó chắc ra trường chỉ đi làm ships với sale thôi. Tôi không khinh thường các bạn nhưng tôi coi thường cái bọn đầu đất định hướng sai lầm cho các bạn, giá như các bạn theo học nghề và làm một công nhân lành nghề hoặc làm một thợ kỹ thuật giỏi thì cuộc đời các bạn sẽ long lanh hơn nhiều rồi. Cơ chế lắm đại học mọc lên như nấm sau mưa cũng từ cái tâm lý thích làm quản lý nắm đầu nắm cổ thiên hạ của bố mẹ các bạn mà ra, đại học nó mọc ra để câu kéo cái bọn ngu như bố mẹ các bạn để lùa các con gà công nghiệp là các bạn vào đó để thịt, thịt tiền của bố mẹ các bạn mà đếch cần quan tâm đến các nạn nhân chính là các bạn học xong có kiếm được việc làm hay không. Mục đích của việc một trường Đại học mọc lên là để kiếm tiền mà mục đích của việc các em thi vào đại học là để kiếm việc làm như ý sau khi tốt nghiệp ra trường nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển, mỗi người trước khi quyết định một vấn đề gì nhất là vấn đề trọng đại như học tập và nghề nghiệp thì cũng nên để ý đến nhu cầu xã hội cũng chính là nhu cầu việc làm, để có những lựa chọn hay quyết định phù hợp nhất, nếu đã lựa chọn học lên cao thì chọn đúng ngành học đam mê rồi học sao cho cố gắng thật giỏi song song với đó là rèn kỹ năng sống như hoà đồng, giao tiếp, thích nghi sao cho thật tốt để sẵn sàng hoà nhập với nhịp công việc trong một xã hội đang phát triển.
Ở chiều ngược lại các em không còn thiết tha với việc học kiến thức hàn lâm một cách máy móc nữa thì cũng mong phụ huynh của các em chắp thêm cho con mình một đôi cách đó chính là nguồn lực theo đuổi đam mê và sự tin tưởng ủng hộ để các em tự tin theo học nghề mà mình thích để các em trở thành những thợ kỹ thuật giỏi, công nhân tay nghề cao tích cực dùng kiến thức, kỹ năng với một thái độ học hỏi không ngừng tiến bộ, các em sẽ làm tốt và giỏi nghề của mình vừa là để phát triển bản thân và góp sức chung xây dựng đất nước, các bậc phụ huynh dù không thể tự hào khi con mình đỗ đại học cũng sẽ tự hào khi con mình có công ăn việc làm ổn định và một cuộc sống ấm no.
Cũng rất mong với sự thực tế ngày càng tuân thủ theo quy luật xã hội đó là cần lao động tay nghề cao hơn là những tay quản lý mặt lúc nào cũng vênh ngược lên. Các bậc phụ huynh sẽ định hướng con mình học cái gì đó thực tế hơn học đại học và xã hội sẽ nhận thức được cho các con đâu mới là con đường thông suốt hơn lựa chọn cố sống cố chết học đại học rồi sớm ngày đào thải các Trường đại học đại trà chất lượng bình dân ra khỏi nếp nghĩ nếp học của người dân. Được như vậy thì mới bớt được cái cảnh lạm phát đại học và việc đỗ đại học mới thực sự quý. Nhớ mãi cái thời thi hai mươi mấy điểm mới có thể đỗ được đại học là mừng lắm, khao cả làng, học xong là có việc làm đúng ngành học chứ không phải mười hai hay mười lắm điểm đã đặt chân được vào giảng đường đại học để rồi điểm đến thủ khoa, bằng giỏi mà thất nghiệp nhan nhản như bây giờ.
Tác giả: Chu Đức Thuận