Nhìn Đảng từ góc nhìn tập đoàn kinh tế
Ngày 28 tháng 6 năm 2023
Theo như bạn biết thì như thế nào mới là một tập đoàn tài phiệt ? Liệu đó có phải là một tập đoàn kinh tế lớn có khả năng thao túng, kiểm soát các mặt của xã hội như chính trị, pháp luật hay không ?
Nhắc tới thế mạnh khi là một tập đoàn tài phiệt kinh tế thì ta có ví dụ điển hình về những Chaebol Hàn Quốc. Chaebol, một từ ghép tiếng Hàn có nghĩa là tài phiệt, nhưng được hiểu là các tập đoàn gia đình được điều khiển bởi số ít đại gia tộc ở Hàn Quốc. Có bốn chaebol lớn nhất Đại Hàn Dân Quốc hiện nay là Samsung, LG, SK và Hyundai. Các chaebol này đã vươn mình trở thành móng vuốt sắc nhọn của con rồng Hàn Quốc trong suốt thời kỳ gọi là ‘Kỳ tích sông Hán’. Những Chaebol này được chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện và nuôi lớn cả về tiềm lực kinh tế và sức mạnh của cơ chế nên sớm đã trở thành các tập đoàn kinh tế có quy mô vượt tầm kiểm soát của chính phủ, thậm chí vấn nạn quyền lực vượt khung của các Chaebol vốn đã là nỗi ám ảnh đối với chính phủ Hàn Quốc suốt nhiều chục năm qua vì chỉ cần một trong số đó có vấn đề là kinh tế Hàn Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng vì sức mạnh của họ đối với tổng thể nền kinh tế là không thể bàn cãi. Còn nếu đem so sánh các tập đoàn tài phiệt này so với các tập đoàn tài phiệt ở Mĩ thì cũng chỉ là khập khiễng vì nền tảng công nghiệp và quá trình tích lũy tư bản của Hàn Quốc chỉ diễn ra trong khoảng vài chục năm trở lại đây nhưng Mĩ thì quá trình tích lũy tư bản của các tài phiệt Mĩ đã có hàng trăm năm. Việt Nam cũng có một xuất phát điểm tương tự Hàn Quốc tức là đều đi lên từ trong hoang tàn của chiến tranh.
Nhiều góc nhìn đều thống nhất quan điểm cho rằng Việt Nam đang học hỏi Hàn Quốc về việc tạo điều kiện thúc đẩy cho một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong nước. Thể chế một Đảng duy nhất lãnh đạo khiến cho Việt Nam không lặp lại các sai lầm về chính trị và xã hội bị thao túng bởi các tập đoàn tài phiệt như Hàn Quốc đang gặp phải. Hiện nay Việt Nam đang học hỏi cả Hàn Quốc và Trung Quốc trong việc xây dựng các tập đoàn kinh tế chủ trốt làm xương xống của nền kinh tế để nền kinh tế cả nước dựa vào đó mà phát triển như Hàn Quốc và học theo Trung Quốc trong việc dùng quyền lực chính trị tuyệt đối của Đảng Cộng sản kiểm soát, duy trì, huy động mọi nguồn lực xã hội.
Việt Nam vốn có xuất phát điểm cực thấp khi chiến tranh tàn phá toàn bộ nền kinh tế lại bị thực dân, đế quốc cai trị nhiều năm bòn rút phần lớn tài nguyên , Việt Nam cũng có một nước Trung Quốc cực to ở bên cạnh, vừa được hưởng lợi từ chính nền kinh tế Trung Quốc lại vừa dễ hắt hơi sổ mũi vì nền kinh tế Việt Nam có độ mở quá cao.
Cách phát triển thể chế ở các nước Phương Đông khác với Phương Tây đó là ưu tiên các thể chế tập quyền - tập trung quyền lực. Một quan điểm của các chính trị gia Phương Tây có thể cho rằng các quốc gia Phương Đông thiếu dân chủ do đó việc chấp nhận "dân chủ hạn chế" nhưng kinh tế thì đi lên là lựa chọn tốt vì bản thân các nước Phương Đông đều có một điểm chung đó là thoát ra khỏi chế độ phong kiến muộn hơn so với Phương Tây nên nếu áp dụng máy móc các cơ chế về "dân chủ kiểu Phương Tây" sẽ khiến cho các quốc gia Phương Đông khó nắm bắt hoặc đơn giản là rối loạn trật tự xã hội. Bài học phát triển của Phương Tây không phù hợp với các quốc gia Phương Đông trong hoàn cảnh hiện tại, thậm chí nếu suy nghĩ cực đoan hơn thì Phương Tây không hề muốn các quốc gia Phương Đông phát triển bằng hoặc vượt mặt mình. Bài học của Singapore với quyền lực độc tôn của Lý Quang Diệu, Nhật Bản với quyền lực tuyệt đối của Minh Trị duy tân hay Trung Quốc, Đài Loan dưới bàn tay sắt của Đặng Tiểu Bình và Tưởng Giới Thạch sẽ là những bài học giá trị để các quốc gia Phương Đông nhìn vào. Các quốc gia khác như Ả Rập Saudi hay Quata cũng rất phát triển kinh tế nhưng không mấy dân chủ trong con mắt soi mói của Phương Tây.
Chính phủ Việt Nam đã từng coi việc dồn nguồn lực chính trị, xã hội cho các tập đoàn nhà nước với mục đích là sử dụng sức mạnh cũng như ảnh hưởng của các tập đoàn này đối với nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập, điều này là đúng đắn khi việc quản lý tập quyền sẽ hạn chế phần nào được việc lãng phí nhân lực do Việt Nam vừa mới thoát khỏi chiến tranh và thời kỳ Bao cấp chưa lâu, nhất là khi ấy các doanh nghiệp tư nhân còn rất ít vào những năm 1990, Việt Nam thoát khỏi vị thế nghèo đói toàn là bởi các doanh nghiệp nhà nước đó.
Tuy nhiên khi bước chân vào quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì một số tập đoàn nhà nước lại bộc lộ ra nhiều cái bất cập khiến việc tư nhân hóa phải diễn ra nhưng Việt Nam không vội vã như Liên Xô khi tư nhân hóa ồ ạt, trái lại Việt Nam làm khá bình tĩnh đó là cơ chế quản lý vươn đến đâu thì nhà nước thả lỏng kinh tế đến đó bởi vậy mặc dù hoàn toàn là nền kinh tế thị trường nhưng sự điều tiết và kiểm soát của nhà nước, của chính phủ không hề buông xuôi cho kinh tế tư nhân tự tung tự tác đến nỗi không thể kiểm soát nổi các tập đoàn tài phiệt kinh tế như Hàn Quốc.
Nguyên nhân khiến Việt Nam thay đổi chuyển sang tư nhân hóa phẩn lớn nền kinh tế là bởi vì phần nhiều các doanh nghiệp nhà nước sau bao nhiêu năm phát huy ưu điểm trong chiến tranh, thời kỳ bao cấp và khi bắt đầu hội nhập nhưng đến khi hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới lại bộc lộ ra nhiều điểm yếu tai hại đó là tham nhũng, lợi ích nhóm, cổ hủ trong tư duy quản lý vận hành bởi vậy phần nhiều trong số đó mặc dù được nhà nước, chính phủ ưu đãi nguồn lực tập trung khá lớn thế nhưng lại không có gì phát triển nổi bật hoặc mang tính đột phá và do sự quản lý lỏng lẻo của một bộ phận Đảng cầm quyền cũng gián tiếp gây ra điều này. Nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề nên từ Đại hội Đảng lần thứ 10 với chủ đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển." Trong đó có điều khoản cho phép Đảng viên làm kinh tế không giới hạn về quy mô. Từ khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội lần thứ 11 ông từng nhận định "Phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, chuyển dịch và thay đổi nội tại các doanh nghiệp nhà nước nâng đỡ nên kinh tế tư nhân". Những doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước thành công như các doanh nghiệp Viễn thông như Viettel, Vinaphone, doanh nghiệp sữa như Vinamilk, các doanh nghiệp rượu bia, thuốc lá không thể xóa nhòa đi vết nhơ của Vinashin, Vinalines.. gây ra. Thậm chí các tập đoàn Điện lực, Than, khoáng sản, Dầu khí hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực mà nhà nước đã dành cho họ. Điều đó đã đặt Đảng Cộng sản vào tình thế phải thay đổi, phải cho củi vào lò ,tự làm trong sạch và làm mới đội ngũ của mình.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm thóp các tài phiệt kinh tế Việt Nam thế nào ?
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam dùng quyền lực chính trị trực tiếp hoặc gián tiếp để hỗ trợ doanh nghiệp Việt như chỉ đạo cho Chính phủ Việt Nam đứng ra đảm bảo cho các doanh nghiệp đi vay vốn nước ngoài vì nếu không có Chính phủ đảm bảo thì doanh nghiệp không thể vay số vốn lớn hơn giá trị của mình được. Ví dụ là Tập đoàn Vinfast có thể vay gói 1 tỉ Euro của Chính phủ Đức. lớn hơn cả giá trị một doanh nghiệp tư nhân có thể vạy của một Chính phủ nước ngoài, đổi lại Chính phủ Việt Nam sẽ ủng hộ Đức đứng đầu EU sau khi Anh rời khỏi EU, đồng thời chính Phủ Đức ủng hộ Việt Nam trở lại vòng đàm phán EV-FTA và đưa Việt Nam lên nắm quyền không thường trực tại Hội đồng Bảo kê Liên Hợp Quốc. Ngoài ra Chính phủ Việt Nam cũng được Chính phủ Đức lựa chọn làm bàn đạp tiến vào Đông Nam Á và rõ ràng đây là một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm thóp các doanh nghiệp dựa trên nền tảng tài chính. Nên biết là Ngành ngân hàng Việt Nam đang phát triển rất thịnh vượng, trong tốp 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thì có đến 10 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng. Gần như tất cả các ngân hàng đều thuộc sở hữu của nhà nước hoặc vốn của nhà nước điều này giúp cho các ngân hàng hoạt động ổn định, ổn định nền tài chính quốc gia. Các ngân hàng đều chịu sự điều phối của ngân hàng nhà nước Việt Nam bên cạnh đó khiến cho nhà nước gián tiếp sở hữu một phần vốn của các doanh nghiệp tư nhân mà không cần thiết phải can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tránh đi các sai lầm như chuyện trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhà nước kiểu cũ. Giải thích luôn cho ai chưa biết là tại sao nắm vốn ngân hàng lại có thể gián tiếp điều hành doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế; là vì: bất kể tập đoàn, doanh nghiệp lớn, nhỏ đều có vốn vay từ các ngân hàng mà doanh nghiệp càng lớn thì vốn vay càng khủng. Ví dụ Vingroup nhận vốn đầu tư của SK Group là do Chính phủ Việt Nam gặp gỡ đàm phán với Chính phủ Hàn Quốc, Thaco của ông Trần Bá Dương có vốn mở rộng sản xuất ở Chu Lai, Viettel là doanh nghiệp viễn thông ở nhiều thị trường bên ngoài Việt Nam..vv. Tất cả điều đó không thể xảy ra nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo chính phủ Việt Nam ra mặt ngoại giao. Tất nhiên là các doanh nghiệp hàng không như VietJetAir, Vietnam Airlines .. sẽ không dám ký những hợp đồng mua bán máy bay trị giá hàng chục tỷ đô nếu không có Chính phủ đứng ra đảm bảo hiệu lực hợp đồng. Năm 2019 không phải tự dưng Vinamilk tiến được vào thị trường Trung Quốc là nếu không có việc Chính phủ Việt Nam tham gia dự án "vành đai con đường" của Trung Quốc. Chính phủ Mĩ áp thuế cao cho Thép Việt Nam vì biết chúng có nguồn gốc từ Đài Loan và Hàn Quốc nhưng chả lẽ tự dưng Chính phủ Mĩ biết nếu không có Chính phủ Việt Nam hợp tác điều tra phát hiện gian lận. Đổi lại Chính phủ Mĩ sẽ áp thuế thấp nếu Việt Nam chứng minh được nguồn gốc quy trình hoàn toàn ở Việt Nam; đây là Việt Nam vừa là cảnh báo các doanh nghiệp FDI đừng bố láo lại vừa ngầm bảo hộ các doanh nghiệp trong nước. Ở khía cạnh mạng xã hội thì Zalo vẫn là con Át chủ bài cạnh tranh được với Facebook tuy rằng có thời gian Zalo từng bị một UBND tỉnh nào đó làm khó nhưng mọi vấn đề đều được Đảng Cộng sản đứng ra để bảo kê cho hoạt động xuyên suốt, cũng sau đó không bài báo nào dám hó hé về sự việc này.
Thứ ba, là quyền lực chính trị tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có thể chi phối mạnh mẽ bất kỳ cá nhân hay tập đoàn tài phiệt nào có ý định lũng đoạn hay thiết lập ảnh hưởng cá nhân vào xã hội như các Chaebol ở Hàn Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát tốt truyền thông nên bất cứ khi nào đều có thể dùng truyền thông để lên một chiến dịch thông tin dìm ngộp thở bất kỳ thế lực nào muốn chứng tỏ ảnh hưởng cá nhân vượt ra khỏi vòng tròn khuân khổ pháp luật Việt Nam. Mặt khác do thể chế độc Đảng và mọi nhân sự lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước, chính phủ khi bổ nhiệm chức vụ hay bầu cử đều có quy trình riêng biệt và khép kín cho nên không một thế lực tài phiệt nào có thể dùng ảnh hưởng cá nhân để thao túng chính trị, mua phiếu bầu cử để lũng đoạn xã hội và cả luật pháp như các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn đang làm đề thao túng đất nước.
Xét về một Tập đoàn kinh tế là phải có cổ đông, có hội đồng quản trị và các công ty con thì Đảng Cộng sản Việt Nam đều có đủ cả. Các cổ đông chính là các Đảng viên của Đảng, Đại Hội cổ đông chính là Đại hội Đảng, Hội Đồng quản trị chính là Bộ chính trị Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, các công ty con chính là các Đảng bộ các Bộ ngành, các Tỉnh Ủy, Huyện ủy trực thuộc trong cả nước. Tập đoàn này có mạng lưới công ty con dày đặc, kết nối rộng khắp liên kết sâu xa tới mọi lĩnh vực, khía cạnh trong xã hội, có ban truyền thông, tuyên giáo để quảng cáo tiềm lực, chính sách doanh nghiệp, có tài chính để trả lương nhân viên, có ban kế hoạch để hoạch định phát triển. Doanh thu của tập đoàn là các loại thuế xuất nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt.., công việc kinh doanh là quản lý hành chính nhà nước. Nhân sự là toàn thể các nhân viên hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương. Các công ty con trực thuộc (Đảng bộ) đều có hệ thống ngân sách và đường lối phát triển riêng dựa trên chiến lược tổng thể của Tập đoàn chủ quản (Đảng Cộng sản Việt Nam) và luôn có sự luân chuyển, điều tiết nhân sự, tài chính, phân bổ nguồn lực từ Hội đồng quản trị (BCH TW). Lợi nhuận từ doanh thu của tập đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam được lấy làm nguồn lực tích trữ, tài sản dự trữ quốc gia của nhà nước Việt Nam.
Ở Việt Nam chỉ có một tập đoàn có thể kiểm soát được chính trị, truyền thông, pháp luật và vượt quyền lực của các tập đoàn lớn, trên tất cả, không phải Vingroup, Viettel... mà đó chính là Đảng Cộng sản Việt Nam mới là tập đoàn kinh tế tài phiệt lớn nhất Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là Tập đoàn chính trị duy nhất cầm quyền và có quyền lực tuyệt đối nắm đầu các cơ quan quyền lực cao nhất trên đất nước Việt Nam, lãnh đạo nhân nhân thông qua Nhà nước Việt Nam và Chính phủ Việt Nam. Các Chaebol ở Hàn Quốc có quyền cho phép Chính phủ có nên tồn tại hay không và tồn tại bao lâu còn ở Việt Nam chỉ có Đảng cộng sản mới có quyền nên cho phép các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế rằng có xứng đáng tồn tại và có xứng đáng được hỗ trợ hay là không !
Tác giả: Chu Đức Thuận