Nga đã được hưởng kinh tế Liên Xô như thế nào ?

Ngày 25 tháng 6 năm 2023

Nền kinh tế Liên Xô được đặc trưng bởi sự kiểm soát đầu tư của nhà nước, sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, sở hữu công cộng đối với tài sản công nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô, thất nghiệp không đáng kể, tốc độ tăng trưởng cao và an ninh công việc cao. Liên Xô tự duy trì là nền kinh tế lớn thứ hai về cả giá trị ngang bằng danh nghĩa và sức mua trong phần lớn thời Chiến tranh Lạnh cho đến năm 1988, khi nền kinh tế Nhật Bản vượt mặt do sự lãnh đạo ngu dốt của Grobachev.

Trung Quốc giờ vẫn chưa được liệt vào hàng siêu cường vì đơn giản công nghệ vẫn bị phụ thuộc. Nói ngay như hệ điện tử, công nghệ truyền dẫn, trước đây Việt Nam từng phải chuyển hệ truyền dẫn cho các thiết bị điện tử tịch thu được từ chế độ Ngụy quyền từ hệ FCC sang CCIR N của khối xã hội chủ nghĩa... Rất nhiều công nghệ mà Liên Xô tự chủ song hành với Mĩ nhưng Trung Quốc vẫn chưa làm nổi. Do quá trình tư nhân hóa mà một số ngành công nghệ xương xống của Liên Xô rơi vào tay nước ngoài khiến Liên Xô mất khả năng tự chủ sản xuất bán dẫn Silicon Transistors. Phe XHCN có máy tính mạnh nhất cũng trên nền tảng Silicon Transistors là BESM-6 (БЭСМ-Большая Электронно-Счётная Машина) do Viện Cơ khí chính xác và Công nghệ tính toán (Institute of Precision Mechanics and Computer Engineering) thiết kế khởi sự năm 1964 và ra lò 1968-1969, có tốc độ xử lý bằng 1⁄2 CDC6600. Thế cũng là khá lắm rồi, và hệ máy tính này của Liên Xô sống được 19 năm, nó đảm đương mọi tính toán điều khiển cho toàn bộ nền khoa học công nghệ Liên Xô, kể cả chuyến bay Phạm Tuân lẫn chuyến bay liên hợp Mỹ Nga Apollo-Soyus. Năm 1970, máy tính BESM6 được lắp ở Trung tâm máy tính Viện Hàn lâm Khoa học Đông Đức.

Liên Xô là một siêu cường về kinh tế không thể phủ nhận thực tế đó, nữ thủ tướng Anh là bà Thatcher từng nói về Liên Xô như sau: "Liên Xô là quốc gia tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới phương Tây. Tôi không nói về sự đe dọa quân sự, vì xét về bản chất mối đe dọa đó không tồn tại. Các quốc gia [phương Tây] chúng tôi được trang bị tốt, kể cả vũ khí hạt nhân. Tôi muốn nói về mối đe dọa kinh tế. Với nền kinh tế kế hoạch kết hợp cùng các biện pháp kích thích về tinh thần và vật chất, Liên Xô đạt được những chỉ tiêu kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng GNP cao gần gấp đôi nước chúng tôi. Nếu xét tới nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của họ, giả thử nền kinh tế ấy được vận hành hợp lý thì Liên Xô hoàn toàn có khả năng đẩy chúng tôi ra khỏi thị trường thế giới. Bởi vậy chúng tôi phải luôn luôn hành động nhằm làm suy yếu nền kinh tế của Liên Xô, gây ra các khó khăn kinh tế tại nước này, nơi cuộc chạy đua vũ trang đóng vai trò chủ yếu..."

Từ quan điểm trên đây của bà Thủ tướng Anh, chúng ta có thể thấy Liên Xô không hề yếu mà đó là vì Liên Xô luôn luôn bị phá hoại từ nhiều phía và bằng nhiều cách và với mọi thủ đoạn. Hệ quả của việc phá hoại dai dẳng đó là Liên Xô không thể gồng gánh nổi mình, mất vị thế và uy tín trong cộng đồng quốc tế, đánh mất đi rất nhiều giá trị mà các vị Lãnh đạo tiền bối, những di sản của sự tiến bộ cách mạng vô sản toàn thế giới và những nền tảng đã thoái trào không thể đong đếm được.


Nước Nga hiện nay, cũng như Liên Xô trước kia, có một ngân sách nhà nước phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng, bao gồm dầu thô, khí đốt và quặng thô. Đó là điểm yếu của Nga mà các nước phương Tây đều nhằm tới để tấn công trong trường hợp có đối đầu trực tiếp với Nga. Để kiểm soát được con gấu Nga trong tương lai, phương Tây đã lợi dụng thời kỳ hỗn loạn sau khi Liên Xô sụp đổ để cài vào những “chốt chặn” về kinh tế, khiến cho con gấu khó có thể vùng vẫy trong tương lai.

Phương Tây liên kết với tổng thống Nga Boris Yeltsin để tạo thành một chuỗi " quá trình tư nhân hóa" nước Nga, nhằm phá hủy nền công nghiệp sản xuất và tăng sự phụ thuộc vào dầu khí và nguyên liệu thô.

Trong thập niên 90, tổng thống Yeltsin đã tiến hành các cuộc “cải cách” đối với toàn bộ hệ thống kinh tế Nga dưới sự “cố vấn” của các chuyên gia phương Tây.

Sau 30 năm nhìn lại thì chúng ta thấy rằng các chương trình cải cách kinh tế này thực ra chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề của nền kinh tế Nga, trong khi đó mang lại một lượng khổng lồ lợi nhuận cho các nhà đầu tư phương Tây và các nhà tài phiệt Nga. Nguồn tiền thu được của các nhà tài phiệt Nga sau đó lại được chuyển qua phương Tây để đầu tư vào bất động sản và các tài sản khác ở đó chứ không để lại đầu tư cho nền kinh tế Nga.

Việc tư nhân hóa được tiến hành ở mọi ngành công nghiệp, trừ công nghiệp quốc phòng, và với tất cả các doanh nghiệp nhà nước với mục tiêu là tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh không có sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, 10 năm sau khi thực hiện chính sách này, người Nga nhận ra rằng sự phát triển của các doanh nghiệp phục vụ kinh tế dân sự trong nước đã không diễn ra. Các nhà đầu tư nước ngoài mua các doanh nghiệp này để kết liễu các thương hiệu của Liên Xô, và thay vì việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất thì họ biến nó hành cách cơ sở gia công và nhập khẩu hàng hóa phương Tây.

Khi nhìn lại thì người Nga phát hiện ra rằng, sau tư nhân hóa thì họ đánh mất luôn cả một nền sản xuất nội địa, tuy không hiệu quả nhưng vẫn là sản xuất, để đổi lấy một hệ thống các công ty lắp ráp và nhập khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp không bị xóa sổ và thực sự được đầu tư để tăng sản xuất lại là các doanh nghiệp gắn liền với sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, các mỏ kim loại.

Thay vì việc phải mua số nguyên liệu này với giá đắt, thì bằng việc sở hữu các doanh nghiệp này, các nhà đầu tư phương Tây có thể sử dụng quyền chủ sở hữu để ký các hợp đồng mua với giá ưu đãi dài hạn với các doanh nghiệp khác ở nước ngoài của mình. Hoạt động chuyển giá tinh vi này dẫn tới thiệt hại lớn cho nước Nga. Hơn thế nữa, ngay cả với nguồn thu đã bị khéo léo cắt xén như vậy, thì các doanh nghiệp phương Tây vẫn tiếp tục cắt vào phần thu nhập của nước Nga thông qua nhận tiền cổ tức.

Rất ít người biết rằng ngay vào thời điểm này, sau khi cuộc chiến đã nổ ra hơn 1 năm và có hơn 10 ngàn lệnh trừng phạt cấm vận với Nga thì công ty dầu mỏ lớn nhất của Anh, BP, vẫn sở hữu 19% cổ phần trong Rosnet, công ty dầu khí lớn nhất của Nga và thu hàng tỷ đô la cổ tức từ các hoạt động của công ty này. Chính quyền Ukraina sẵn sàng chỉ mặt mọi quốc gia ngoài khối phương Tây và nói rằng việc họ kiếm lợi nhuận trên kinh doanh dầu mỏ của Nga là việc vô đạo đức vì kiếm tiền trên máu người Ukraina. Tuy nhiên, Ukraina chưa bao giờ dám hé răng chỉ trích một lần nào các công ty dầu mỏ phương Tây đang sở hữu cổ phần trong ngành công nghiệp dầu khí của Nga như trường hợp của BP nói trên.

Nói một cách ngắn gọn là chương trình tư nhân hóa của tổng thống Yeltsin đã khiến cho nước Nga mất đi một phần lớn năng lực sản xuất dân sự và trở nên phụ thuộc vào nguồn hàng hóa nhập khẩu. Việc nhập khẩu hàng hóa này sẽ phải trông vào nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng và quặng thô. Nguồn thu từ năng lượng này lại bị phương Tây cắt giảm, bằng cách sở hữu các doanh nghiệp có các mỏ và rút lời qua việc mua ép giá bán sản phẩm và thu cổ tức. Điều này có nghĩa là, nếu không có các biện pháp ngăn chặn, nước Nga sẽ phụ thuộc vào nguồn thu từ năng lượng và quặng thô còn hơn cả Liên Xô.

Xét quá trình xụp đổ của Liên Bang Xô Viết, Boris Yeltsin đã diệt chủng nền kinh tế Nga trên Quy Mô chưa từng có tiền lệ. Thực tế cho thấy, không phải lúc nắm quyền lực trong tay mà ngay khi Liên Xô xụp đổ, Yeltsin đã bắt tay vào việc phá hủy nốt những gì mà Liên Xô để lại cho Nga. Chương trình cải cách của Yeltsin bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/1/1992. Kinh tế Nga đã phải hộc máu sau những cải tổ của Grobachev trong 5 năm thì giờ đây chỉ còn biết thoi thóp trước những cải tổ tiếp theo của Yeltsin, một thời gian ngắn sau những cải tổ đó giá cả tăng với tốc độ chóng mặt, chi tiêu chính phủ bị hạn chế và những loại thuế cao bắt đầu có hiệu lực. Một cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhiều ngành công nghiệp phải đóng cửa và gây ra tình trạng giảm phát kéo dài, những người quản lý chính sách của chính phủ của Yeltsin trong lúc này đang kiểm được những khoản tiền lớn nhờ những quyền lực về tín dụng, cùng khi ấy tiết kiệm ngân hàng của dân thường nhanh chóng tan thành mây khói cùng với lạm phát khi mà sợ tiền tiết kiệm cả một đời giờ đây chỉ mua được vài chai rượu Vodka. Cái đầu tiên mà Yeltsin làm là triệu hạ nền công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu khổng lồ của Liên Xô, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nền sản xuất của Liên Xô là một nguồn sức mạnh khiến phương Tây phải sợ hãi. Yeltsin có lẽ đã thấy thương những người bạn phương Tây nên đã triệt hạ luôn sức mạnh sản xuất của đất nước mình để giúp họ đỡ sợ. Từ tháng 1 năm 1992 Nga tiến hành tư nhân hóa quyền sở hữu một cách ồ ạt; tự do hóa giá và hoạt động thương mại để thiết lập giá thị trường hàng hoá và dịch vụ; nhập khẩu ồ ạt hàng hoá từ các nước phương Tây. Biện pháp tự do hàng hoá đã tạo ra một thị trường hỗn loạn trong đó tràn ngập các loại hàng hóa từ phương Tây với giá cắt tổ đẩy nền sản xuất trong nước lâm vào thế chết yểu. Chưa dừng lại ở đó, Yeltsin đã quyết định chia bớt khối tài sản khổng lồ mà Liên Xô để lại cho Nga sang từ thiện cho phương Tây, ông ta thậm chí còn vạch ra kế hoạch chia tài sản để cho những người bạn phương Tây của mình ai ai cũng được hưởng. Đầu tiên là tiến hành tư nhân hóa nhà ở công cộng và xí nghiệp nhỏ, các cơ sở thương mại và dịch vụ với giá rẻ như cho không, tiếp theo đó là tư nhân hóa phần lớn các bất động sản của nhà nước gồm các nhà máy, xí nghiệp lớn, các khu liên hợp công nghiệp và nông nghiệp. Nguồn tài nguyên và lãnh thổ khổng lồ mà phải mất tới hàng ngàn năm các vị Đại đế đã đem về về cho Nga đã được Yeltsin từ thiện cho phương Tây như thế đấy. Chưa hết, ông ta đem tư nhân hóa các tài sản nhà nước đóng vai trò then trốt trong nền kinh tế quốc gia gồm rất nhiều doanh nghiệp lớn trong các ngành công nghiệp nặng và khai khoáng, các tổ hợp năng lượng và nguyên liệu như dầu khí, điện, công nghiệp hạt nhân. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm sau ngày Liên Xô xụp đổ, 112.600 xí nghiệp công nghiệp, 85.000 xí nghiệp dịch vụ mà các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Liên Xô xây dựng tích cóp đã dâng nạp cho Mĩ và phương Tây. Nước Nga đã mời các chuyên gia về dân chủ và kinh tế thị trường của Mĩ và các nước châu u trực tiếp tham gia xây dựng các phương án cải cách chính trị và kinh tế. Phương án cải cách chính trị và kinh tế chủ yếu của Nga ở thời điểm đó điều phải có sự ủng hộ ngầm của Mĩ. Boris Yeltsin thậm chí không hề giấu giếm khi đề xuất muốn trở thành thành viên, đứng trong hàng ngũ của phương Tây.

Nếu phá hoại kinh tế là một cuộc thi có kỷ lục thì chỉ trong vòng một thập kỷ Grobachev và Yeltsin đã tự phá vỡ kỷ lục của nhau. Lấy cột mốc là kinh tế Liên Xô bị suy giảm 22% trong 4 năm khi chiến tranh với Đức Quốc xã thì Grobachev mất 5 năm để gây thiệt hại gấp đôi còn Yeltsin thì chỉ mất 3 năm để gây thiệt hại gấp 2,5 lần, kỷ lục Guinness có mục nào về phá hoại không ? Nếu có thì 2 ông này rất xứng đáng được đứng vào đó. Cuối cùng thì điều gì đến cũng phải đến, năm 1998 Nga vỡ nợ, đồng rúp mất giá thảm hại, hàng triệu người thất nghiệp, những người còn việc làm thì đi làm mà không được trả lương thậm chí lúc đó các trường học còn phải trả lương cho giáo viên bằng rượu Vodka và giấy vệ sinh. Dân số Nga giảm liên tục, chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ năm 1991 dân số Nga là 148 triệu người nhưng thời điểm năm 2000 dân số Nga chỉ còn 141 triệu người. Sự xụp đổ của hệ thống cơ sở hạ tầng và tê kiệt của y tế đã dẫn đến tỉ lệ tử vong cao chưa từng thấy.

Thế mới biết khi phương Tây và Mĩ thao túng được những thằng Ngu thì sẽ ra sao ?

Tác giả: Chu Đức Thuận