Tòa án hình sự quốc tế ICC
Ngày 21 tháng 4 năm 2023
Công lý thể hiện qua tòa án hình sự quốc tế ICC
Tổ chức ICC tên đầy đủ là Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) là một tổ chức thành lập, cấu thành cải cách quan trọng nhất của luật pháp quốc tế từ năm 1945. Nó cung cấp thẩm quyền cho hai cơ quan của luật pháp quốc tế mà thực hiện xét xử các cá nhân: nhân và luật nhân đạo.
Tòa án này ra đời vào ngày 01 tháng 7 năm 2002-ngày hiệp ước thành lập. Quy chế Roma về Tòa án Hình sự Quốc tế, hiệu lực, và nó chỉ có thể truy tố tội phạm vào ngày hoặc sau ngày đó. Trụ sở chính thức của tòa án là ở Den Haag, Hà Lan, nhưng các tố tụng hình sự của tòa có thể diễn ra bất cứ nơi nào.. Tính đến tháng 6 năm 2011, 114 quốc gia là thành viên của tòa án, bao gồm tất cả của Nam Mỹ, gần như tất cả châu Âu và gần một nửa các nước ở châu Phi. Đối với Grenada, quốc gia thành viên thứ 115, điều lệ sẽ nhập vào hiệu lực từ ngày 1 Tháng 8 năm 2011; đối với cho Tunisia, quốc gia thành viên thứ 116, Điều lệ sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 năm 2011. Còn 34 quốc gia nữa, bao gồm Nga, đã ký nhưng không phê chuẩn Quy chế Rome;. một trong số các nước đó, Côte d'Ivoire, đã chấp nhận quyền tài phán của Tòa án.
Trên đây là những gì toà tự phong còn trong thực tế toà là một trò cười, một sự mỉa mai cho nền đạo đức và công lý của nhân loại. Toà chỉ xét xử được các vấn đề vô hại, nói thay tiếng nói phán quyết của các thế lực cường quyền, xét xử được các quốc gia suy yếu và bắt nạt các nước vị thế kém mà không dám làm gì các quốc gia lớn có vị thế mạnh, toà cũng xứng đáng được cho là một bọn theo đóm ăn tàn và vô hại đối với nhiều quốc gia khi không dám hoặc không đủ thẩm quyền xét xử tội ác của lính Mĩ tại Afghanistan vì toà án này được cho rằng sợ các phản ứng của chính phủ Mĩ.
Phán quyết của toà án này được cho là đang nhổ đờm dãi vào văn minh nhân loại vì không có thẩm quyền cũng như sức mạnh bức bách thi hành án đối với các thành phần bị án là nước lớn nhưng lại rất tích cực xét xử, thi hành án đối với các nước yếu, nguyên thủ rớt đài chính trị hoặc đã nghỉ việc ở vị trí nguyên thủ.
Các vụ án điển hình của toà án hình sự quốc tế ICC
Cho đến nay, các thẩm phán của ICC đã đưa ra 38 lệnh bắt giữ. Ngoài ra, 31 vụ án đã được đưa ra xét xử. Trong đó, ICC đã đưa ra 10 bản án và 4 tuyên bố trắng án.
Cựu Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta và Tổng thống đương nhiệm William Ruto đều từng bị ICC buộc tội. Cho đến nay, ông Kenyatta là nhà lãnh đạo duy nhất từng xuất hiện trước phiên tòa của ICC khi còn đương chức.
Theo tờ The Guardian, năm 2011, ông Kenyatta bị buộc tội chống lại loài người bao gồm giết người, hãm hiếp, ngược đãi và trục xuất, và là "đồng phạm gián tiếp" trong vụ bùng phát bạo lực sau cuộc bầu cử năm 2007 của Kenya. Theo ICC, vụ việc đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và hơn 600.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
Trong quá trình điều tra, xét xử, ông Kenyatta đã phủ nhận mọi cáo buộc liên quan. Tháng 3-2015, các thẩm phán của ICC đã đồng ý rút lại cáo buộc ông Kenyatta phạm các tội ác chống lại loài người.
Trước khi đưa ra quyết định bãi bỏ các cáo buộc, bên công tố cho biết chính phủ Kenya không giao nộp những bằng chứng quan trọng liên quan đến vụ án, bao gồm dữ liệu từ điện thoại và thông tin ngân hàng của ông Kenyatta. Bà Fatou Bensouda - công tố viên phụ trách vụ án - cho rằng những bằng chứng này có thể chỉ ra mối liên hệ giữa ông Kenyatta và nhóm được cho là thực hiện các vụ tàn sát.
Theo đài BBC, việc ICC rút lại các cáo buộc liên quan ông Kenyatta đã bộc lộ một số lỗ hổng trong khâu thu thập bằng chứng của tòa án này. Theo đó, ICC không có quyền buộc các quốc gia phải cung cấp bằng chứng hoặc cho phép họ tiếp cận với các bằng chứng liên quan.
Những vụ án khác
Theo đài CBC, hầu hết người đã bị ICC xét xử, kết án và bỏ tù đều từ châu Phi.
Người đầu tiên bị ICC kết án là ông Thomas Lubanga Dyilo vào năm 2012. Ông Dylio bị kết án 14 năm tù vì giữ vai trò chỉ huy lực lượng nổi dậy ở Cộng hòa Dân chủ Congo thực hiện nhiều hành vi tàn bạo.
Ông Dominic Ongwen - cựu chỉ huy “Đạo quân Kháng chiến của Chúa” (một nhóm nổi dậy khét tiếng ở Uganda) - đang thụ án 25 năm tù vì tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Ông Ahmad al-Faqi al-Mahdi, thành viên của nhóm Ansar Dine - một lực lượng dân quân Hồi giáo ở Mali - đã thụ án 7 năm tù với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tấn công các tòa nhà tôn giáo, lịch sử ở thành phố Timbuktu.
Trước ông Putin, cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir và cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi là những người từng bị ICC truy tố khi đang là nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, ICC đã dỡ bỏ những cáo buộc chống lại ông Gaddafi sau khi ông này bị lật đổ và bị sát hại vào năm 2011, theo hãng tin Reuters.
Về vụ việc của ông Bashir, ông bị truy tố vào năm 2009 vì tội diệt chủng ở Darfur, miền tây Sudan. Tuy nhiên, ông vẫn nắm quyền cho đến khi bị lật đổ trong cuộc nổi dậy của người dân vào năm 2019. Kể từ đó, ông còn bị truy tố ở Sudan vì nhiều tội danh khác nhưng vẫn chưa được giao cho ICC.
Khi còn đương chức, ông Bashir đã có những chuyến công du đến một số quốc gia Arab và châu Phi, bao gồm các quốc gia thành viên ICC như Chad, Djibouti, Jordan, Kenya, Malawi, Nam Phi và Uganda. Tuy nhiên, những quốc gia này đều từ chối việc bắt giữ ông theo yêu cầu của ICC.
ICC sau đó đã khiển trách các quốc gia trên, đưa vụ việc ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với lý do các nước này không tuân thủ quy định của ICC.
Ngoài ra, cựu Tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo cũng từng bị ICC xét xử. Vào thời điểm đó, ông Gbagbo đã không còn giữ cương vị nguyên thủ quốc gia của Bờ Biển Ngà. Do đó, cho đến nay, ông là người duy nhất từng bị ICC xét xử khi đã là cựu nguyên thủ quốc gia (khác với cựu Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta bị xét xử khi còn đương chức). Vào năm 2019, ông Gbagbo được tuyên trắng án sau 3 năm xét xử.
Và mới đây, cái toà ICC này ra lệnh bắt giữ tổng thống Nga Vladimia Putin vì tội ác chiến tranh được cho là do ông Putin gây ra tại Ucraina trong chiến dịch quân sự đặc biệt.
Hì.
Tác giả: Chu Đức Thuận