Chung vận mệnh hay chia sẻ tương lai ?
Ngày 11 tháng 12 năm 2023
Trong tương tác giữa các nhà lãnh đạo các nước hiện nay, phải nói rằng ông Tập Cận Bình luôn dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sự quý mến đặc biệt, ngay cả ở Bắc Kinh hay khi đến Hà Nội.
Rất hiếm khi ông Tập biểu cảm như vậy với một lãnh đạo khác trên thế giới! Mặc dù vị thế của Trung Quốc hiện nay luôn khiến nhiều nguyên thủ quốc gia muốn kết thân.
Đấy chính là một cơ hội lớn cho hợp tác Việt - Trung thời Tập Cận Bình mà chúng ta có thể khai thác. Một mối quan hệ láng giềng ngàn năm nhiều ân oán, không phải giai đoạn nào cũng có cơ hội tốt như
Vị khách lần này sang thăm có những nước đi cao thâm quá, từ phát biểu cho đến thái độ, thể hiện, ứng xử...
Cứ thế này thì biết xuyên tạc thế nào đây!!!
Trở lại vấn đề chính về chuyến thăm lần này, quan điểm của Tập là muốn đưa Trung Quốc quay lại thời kỳ Đại Đường thịnh thế, khi mà mọi con đường tơ lụa đều đổ về Trường An, cũng như bản thân Tập biết dù giờ quân lực của TQ có hùng mạnh ra sao, nhưng xảy ra một cuộc chiến quy mô với các quốc gia láng giềng thì lâu dài sẽ bất lợi và lâm vào thế không thể thắng (trừ Đài). Nếu không khéo sẽ rơi vào cái bẫy của Mỹ, mộng Trung Hoa của Tập khi ấy sẽ sụp đổ hoàn toàn.
Vì lẽ đó nên TQ suốt thời gian qua đổ tiền mạnh vào hệ thống đường sắt, không chỉ trong mà còn ngoài nước, nhằm khôi phục lại con đường tơ lụa huyền thoại, khi ấy Bắc Kinh sẽ là trung tâm. Chính vì thế mà BRI (Belt and Road Initiative) ra đời.
Trong 36 văn kiện ta ký với TQ lần này có liên quan đến việc phát triển hợp tác đường sắt, và với việc đi đến thỏa thuận chung về một "Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai", đại khái là anh có thịt tôi có rau, cùng nhau phát triển giàu mạnh, trong thời gian ngắn tới ta sẽ có tin vui từ dự án đường sắt cao tốc.
Đây là vấn đề đã được mổ xẻ từ lâu rồi, qua việc thuần túy phân tích thuật ngữ, chứ không phải là sáng kiến gì của các cụ nhà ta như các bạn yêu nước "cực đoan" đang tự sướng quá đà. Không tin hãy google bọn BBC hay RFA để thấy rõ.
Chung vận mệnh hiểu dân giã là không sinh cùng tháng năm ngày nhưng nguyện chết cùng ngày tháng năm, ta gọi là sống chết có nhau, còn chia sẻ tương lai có thể hiểu là có rau ăn rau có cháo ăn cháo, anh có tấm áo thì chú cũng có miếng ba rọi, gọi là sướng khổ có nhau.
Ông Việt Nam đẩy truyền thông theo hướng lựa chọn ngôn ngữ, là chọn cái chia sẻ tương lai, nghe nó tươi mới và bớt ràng buộc, bớt nặng nề hơn là cùng chung vận mệnh.
Nghĩa là về mặt sáng kiến không phải mới, không phải của các cụ, nhưng cái lựa chọn của ta là lựa chọn khôn khéo, hài hòa.
Chuyện nào ra chuyện ấy.
Từ 1991, khi Việt Trung bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thì cứ đều đặn mỗi hoàng đế Trung Hoa sau khi lên ngôi đều sang Việt Nam ta 2 lần, Giang Trạch Dân 2 lần, Hồ Cẩm Đào 2 lần.
Riêng đương kim hoàng đế Tập Cận Bình hiện là 3 lần, chưa kể các nháy khi Ngài còn đang là cán bộ quy hoạch chiến lược. Điều này cũng có thể coi là một điều đặc biệt, đặc biệt hơn nữa khi quan sát thái độ của Ngài đối với trực tiếp Cụ Cả nhà ta, ân cần, chu đáo, hiền hòa, tương kính.
Cũng là lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao tầm vĩ mô mà trước khi sang VN, thì hoàng đế Trung Hoa nói lời nhân nghĩa dọn đường. Đọc lại bài viết của Ngài Tập trên báo Trung Quốc, thấy lời lẽ khiêm nhường, hòa hiếu, chân thành, tình cảm. Nghe thì "ớn lạnh" nhưng nhìn lại Tập chưa làm điều này với bất kỳ nước nào. Ở thế cửa trên nên đa phần các nhà ngoại giao từ nhiều nước toàn phải cúi mình khi gặp Tập.
Ít nhất là về mặt hình thức, thì đó cũng có thể được coi là thành tựu, thậm chí thành tựu lớn trong vấn đề ngoại giao.
Ngài nhiều lần nhấn mạnh thuật ngữ "kiên trì" và "kiên định". Kiên trì tin cậy, kiên trì hài hòa lợi ích, kiên trì hữu nghị thân thiết, kiên trì đối xử chân thành...
Tất nhiên ruột thịt trong nhà đôi khi cũng bóp dzái nhau thấy mẹ nữa là hàng xóm, nhưng đứng trước một thằng bự con như Trung Hoa mà chúng ta đã giữ được những thế đứng, vị trí như vậy, rõ ràng đó là một điều xứng đáng được khen ngợi.
Tác giả: Chu Đức Thuận