Học lịch sử làm gì ?
Ngày 31 tháng 5 năm 2022
Có mấy người đâu biết được là khi xâm lược nước ta thành công, quân giặc đều tìm cách, đục chữ trên bia đá, đốt sạch sách vở từ vỡ lòng đến sách thánh hiền để dân ta mất sử nhằm không còn ý trí khôi phục Giang Sơn. Giờ thì hay rồi, chính chúng ta đang dạy con cháu gác sử qua một bên rồi sau chúng nó sẽ bỏ sử vì sử vốn là bộ môn khó học, khó nhớ. Ngày sau cái dân tộc này, các em học sinh đầu óc không rành rọt lịch sử nước nhà rồi đây sẽ là tương lai đất nước, ra nhập Đảng, làm cán bộ ở những vị trí cấp cao sau đó chúng sẽ xét lại lịch sử, phỉ báng lãnh tụ, bôi nhọ những anh hùng thời đại chúng ta.
Khi xưa các nhà chính trị Hoa Hạ cổ đại đã sửa sử của Việt Tộc để con cháu ngày nay bớt đi rất nhiều phần tự hào về tổ tiên, hoặc đơn giản là con cháu Việt Tộc mới là chủ nhân chân chính của cái nền văn minh gọi là nền văn minh Trung Hoa, Việt tộc đã dùng giấy trước khi người Hán phát minh ra giấy, nói ra chuyện này ai tin, các bộ sách Quý như Binh Thư Yếu Lược hay Vạn Kiếp Tông Bí Truyền thư… đã bị thất lạc hay đốt bỏ hay đem về Trung Quốc và còn bao nhiêu sử liệu, tác phẩm chịu chung như thế.
Tấm gương Liên Xô đã rõ, Đảng cộng sản liên xô ngày sau được lãnh đạo toàn bởi những đứa con của đại hội 20… ừ, những đứa con ấy đã tuyên bố giải thể liên bang, cấm đảng cộng sản hoạt động, thúc đẩy phong trào ly khai. Nhìn đi, Liên xô có những đứa con chống nhau như hiện tại và chống nhau bằng cả Đại bác.
Chẳng phải nói đâu xa, hậu quả việc sử ta bị đốt sạch đó là Trung Quốc trở thành một phần của sử nước ta. Liệu người Việt ai còn nhớ sự tích của sông Nguồn núi Thái là kinh đô đầu tiên của nhà nước Xích Quỷ chữ Quỷ vốn bộ thủ nghĩa là biết giữ mình giờ sửa thành chữ Xích Quỷ trong quốc hiệu viết dưới bộ quỷ nghĩa là ma quỷ khiến con cháu không dám tự hào khi nhắc tới quốc hiệu của Tổ Tiên. Chữ Việt tượng hình là biểu tượng rồng tiên lại bị viết thành chữ Việt nghĩa là lưỡi búa và vượt ý là vượt Trường Giang xuống phương Nam.
Người Việt ngày nay đâu có biết những Anh Hùng thủ lĩnh Âu Cơ và Lạc Long Quân thống nhất hàng trăm bộ tộc Bách Việt lập nên nhà nước xích quỷ, hậu duệ của họ, thủ lĩnh tộc Lạc Việt mới lập nên nhà nước Văn Lang.
Đại đế Động Đình Lĩnh Nam uy danh hiển hách trước khi bị quân Hán đánh bại dập tắt đã nhiều phen cùng các tướng của mình đánh cho quân Hán tơi tả các nữ tướng Phật Nguyệt, Thánh Thiên, Lê Chân đều uy danh lẫy lừng, con cháu tộc Việt chỉ biết chiến công ấy khi đọc được Biểu dâng lên Hán Quang Vũ Đế của phò mã Lương Tùng vạch tội Mã Viện. Giờ thì con cháu chỉ biết đến danh tự 2 Bà Trưng mà không hề biết Lúc trước vua bà Oanh liệt ra sao, cũng chẳng thể biết vì sao trên đất nước Trung Hoa lập nhiều đền thờ hai bà cùng các nữ tướng của 2 bà nhiều như vậy,
Tất cả mọi sự quên lãng và mạo nhận là Nhờ bọn quên sử và sửa sử cả đấy
“Lịch sử là bài học, là kinh nghiệm là lời răn, là tiếng lòng của người xưa, là hiện hữu trong sách vở, là kiến thức của nhân loại; những câu truyện lịch sử là sự kiện, là câu chuyện, là những lời đối đáp chừng mực, là kỳ ngộ của tạo hoá, là duyên phận của nhân sinh, là nỗi niềm của tiền nhân. Ngày sau người ta ghi chép cẩn thận, chắt lọc rồi gìn giữ, truyền lại, kể cho nhau nghe, làm định hướng cuộc sống chính mình. Khi đọc những giai thoại ấy có những điều khiến người ta tâm đắc mà ghi sâu, có những điều khiến người ta khiếp hãi mà cảnh tỉnh, có những điều người ta thấy sợ sệt mà tự răn mình – đi răn người nhưng cũng có những điều mà khiến người ta thấy bản thân mình trong đó để rồi tự soi tự xét lại chính mình sao cho khôn ngoan hơn, hoàn hảo hơn. “Có những sự kiện lịch sử chấn động, có những sự kiện đi sâu trong tiềm thức để rồi chắt lọc nhiều đời mà thành những lời vàng ngọc cho mai sau, là những bài học chân lý, mà những khuân mẫu của công bằng. Đôi khi mỗi một sự việc khiến người ta nhìn xuyên thấu như băng mỏng mà trong vắt, có những điều lại rộng rãi mênh mang khó mà thấu hết nhưng tựu chung lại nó đến và đi theo một lẽ bình thường. Thật là như thế, tuỳ vào mỗi bộ óc, mỗi trí tuệ sẽ hiểu những điều đó là mỏng như băng lạnh hay mịt mờ giữa cõi mênh mang. Trí tuệ con người đôi khi chỉ hẹp hòi như ao tù ngòi đọng nhưng cũng có khi lớn rộng tận nơi góc bể chân trời. “Thôi thì tuỳ theo cách hiểu, cách nghĩ của mỗi người nhưng rốt cuộc tiền nhân vẫn cứ ghi chép, lưu giữ, truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau làm bài học bản thân, làm nền tảng xã hội và là thành phần không thể thiếu trong văn hoá loài người.
Tác giả : Chu Đức Thuận