Theo dòng sự kiện Pháp và châu Phi

Ngày 3 tháng 8 năm 2023

PHƯƠNG TÂY ( MỸ, PHÁP,...) TIẾP TỤC RÚNG ĐỘNG

      Phương Tây đang phải đón tiếp 1 cơn sốc đến từ khu vực Châu Phi, khi mà chính quyền thân Phương Tây của Niger bị lật đổ. Đại tá quân đội Niger Amadou Abdramane ngày 28 tháng 7 thông báo trên truyền hình nhà nước rằng tướng Abdourahamane Tiani đã lật đổ Tổng thống Niger Mohamed Bazoum trong tuần này, hiện là nguyên thủ quốc gia mới của Niger.

    Mỹ cùng Pháp và các nước Phương Tây khác, tất nhiên đã lên án cuộc đảo chính này, và tuyên bố ngay lập tức có các biện pháp đáp trả. Liên minh châu Âu (EU) quyết định ngừng ngay lập tức mọi hợp tác an ninh và hỗ trợ tài chính cho Niger. Đối với Pháp, nước này khẳng định "không công nhận" những người làm đảo chính và nhấn mạnh ông Bazoum là "tổng thống duy nhất".

    Tại Niger có căn cứ quân sự của Pháp và Mỹ, tiền đồn hậu cần của Đức.  Hiện có khoảng 1.100 lính Mỹ ở Niger, nơi quân đội Mỹ hoạt động từ hai căn cứ. Pháp cũng đã chuyển hơn 1.000 binh sĩ tới Niger sau khi rút khỏi Mali vào năm ngoái.

    Cộng hòa Niger từng là thuộc địa của Pháp, tuyên bố độc lập năm 1960. Niger nằm lọt trong đất liền ở Tây Phi, phía Nam giáp Nigeria và Benin, phía Tây giáp Burkina Faso và Mali, phía Bắc giáp Algeria và Libya, phía đông giáp CH Chad. Thủ đô Niger là Niamey, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức, diện tích 1.267.000km², dân số khoảng 14 triệu người. Tuy Niger là nước sản xuất uranium đứng hàng thứ năm trên thế giới ( sau Canada, Australia, Kazakhstan và Nga ), cung cấp tới 1/3 nguồn cung uranium cho Pháp, nhưng Niger vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, và đứng chót trong bảng xếp hạng của LHQ về phát triển con người.


NGƯỜI CHÂU PHI THÌ ĐỨNG LÊN, CÒN ĐÁM ME TÂY VIỆT LẠI MUỐN QUỲ XUỐNG !!!

     Trong khi tại Việt Nam, nhiều kẻ phản động, phản bội trở cờ, các lực lượng giặc Ngụy sử Lật Sử, lực lượng Me Tây, không ngừng nghỉ xuyên tạc về tình hình đất nước, ca ngợi hết lời thực dân đế quốc Tây Phương, thì tại Châu Phi, nhân dân đang đứng lên với mong muốn làm một cuộc cách mạng triệt để như cha ông ta ngày trước, đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai Ngụy quyền của chúng, để lấy  lại độc lập tự do hạnh phúc thực sự cho dân tộc.

    Việc học về lịch sử là rất quý giá, nhưng hiểu về tình hình thế giới một cách trung thực lại càng quan trọng hơn. Nhưng mà điều này đang ngày càng khó khăn hơn cho độc giả Việt Nam, trong bối cảnh báo chí Me Tây Tiếng Việt bủa vây cùng hệ thống thông tin tâm lý chiến Tây Phương, đang đầu độc tư tưởng của không ít người dân Việt Nam hàng ngày, khiến họ có những góc nhìn sai lệch về tình hình thực sự hiện nay của thế giới.

PS: Hình ảnh người dân Mali, một trong 14 quốc gia được trao độc lập trên giấy và đang phải đóng thuế thuộc địa cho Pháp, biểu tình đòi tống cổ thực dân Pháp ra khỏi nước họ.


CHÂU PHI QUẬT KHỞI - CƠN ĐAU ĐẦU LIÊN HOÀN ĐẾN VỚI PHÁP

      Mali, một trong 14 quốc gia Châu Phi hiện đang phải đóng thuế thuộc địa cho Pháp ( bao gồm Benin, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Senegal, Togo, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, CH Congo, Equatorial Guinea và Gabon ), đã có một động thái khiến nước Pháp bị sốc, đó là họ vừa quyết định bỏ tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức với hiến pháp mới. Mali có 13 ngôn ngữ quốc gia khác là ngôn ngữ chính thức, và theo các báo cáo thì hiến pháp mới đã được thông qua với tỷ lệ phiếu bầu gần 96,91%.

     Như vậy là cùng với Niger, thì Mali hiện là một cơn đau đầu mới đối với nước Pháp. Các nước này trên danh nghĩa dù đã được Pháp trao trả " độc lập ", nhưng thực chất đó chỉ là " độc lập trên giấy ". Và vì vậy mặc dù có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú thì các nước ở khu vực này vẫn nằm trong nhóm các nước nghèo đói nhất trên thế giới. Và nay thì họ đã quyết định theo gương Việt Nam hay Algieria, làm các cuộc cách mạng triệt để, đánh đổ chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà nước Pháp cũng như các nước Phương Tây khác đang áp đặt lên họ.


CHÂU PHI DOẠ TUYÊN CHIẾN VỚI PHÁP !    

     Ngay sau đảo chính, chính phủ quân sự Niger ra đòn trừng phạt Pháp bằng lệnh cấm xuất khẩu uranium. Đáp trả, Tổng thống Pháp Macron tuyên bố thể theo lời đề nghị từ cựu bộ trưởng ngoại giao của chính phủ thân Phương Tây cũ, quân Pháp đang xem xét đổ bộ tấn công Niger.

   Lập tức Mali và Burkina Faso, hai hàng xóm phía tây của Niger tuyên bố sẽ tuyên chiến nếu Tây Phương xâm lược Niger.


CÂU HỎI KHÓ DÀNH CHO NƯỚC PHÁP !

    Pháp có dự trữ vàng lớn thứ 4 thế giới với 2.436 tấn (trị giá 112 tỷ đô la Mỹ), nhưng không có một mỏ vàng nào mang tên nước này.

   Mali, 1 trong 14 quốc gia Châu Phi phải đóng thuế thuộc địa cho Pháp, nơi cung cấp số lượng vàng lớn thứ 3 ở châu Phi với khoảng 71 tấn mỗi năm từ 860 mỏ vàng, nhưng lại không có bất cứ dự trữ vàng nào trong ngân hàng.

   Vậy nước Pháp đã làm gì để có số lượng vàng lớn như vậy ?


11 ĐIỀU KHOẢN HIỆP ƯỚC THUỘC ĐỊA MỞ RỘNG

14 nước châu Phi vẫn phải đóng 85% dự trữ ngoại tệ cho thứ được gọi là "thuế độc lập" cho nước Pháp. Điều này dựa trên các "hiệp ước thuộc địa mở rộng" mà các quốc gia này đã ký với Pháp khi quyết định độc lập hoàn toàn, rút khỏi Cộng Đồng Pháp từ những năm thập niên 50, 60 thế kỷ trước. Nội dung chính của nó bao gồm 11 khoản:

# 1. Khoản nợ thuộc địa vì những lợi ích từ chế độ thuộc địa Pháp. Các quốc gia mới được "độc lập" trả tiền cho cơ sở hạ tầng được Pháp xây dựng trong nước thời thuộc địa.

# 2. Tự động tịch thu của dự trữ quốc gia Các nước châu Phi phải gửi dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào ngân hàng trung ương Pháp. Pháp đang giữ ngân khố dự trữ quốc gia của mười bốn nước châu Phi kể từ năm 1961: Benin, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Senegal, Togo, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, CH Congo, Equatorial Guinea và Gabon .

Chi phối chính sách tiền tệ là một hình thức xâm lược các nước khác một cách không bị làm phức tạp hóa, bởi vì, trên thực tế, nó được điều hành bởi Kho bạc Pháp. Theo các điều khoản của thỏa thuận về việc thiết lập các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia châu Phi (CFA) thì các ngân hàng này có nghĩa vụ phải gửi ít nhất 65% dự trữ ngoại hối của mình vào một "tài khoản giao dịch" tại Kho bạc Pháp, cùng với 20% khác để trang trải các khoản nợ tài chính. Tức là, hơn 80% dự trữ nước ngoài của các nước châu Phi được gửi vào "tài khoản giao dịch" dưới sự kiểm soát của Kho bạc Pháp. Hai ngân hàng CFA dù dưới cái tên châu Phi, nhưng không hề có được chính sách tiền tệ của riêng mình.

Bản thân các nước cũng không biết, và cũng không được biết, có bao nhiêu dự trữ ngoại hối đang giữ bởi Kho bạc Pháp thuộc về họ. Lợi nhuận từ đầu tư bằng tiền của các quỹ này trong Kho bạc Pháp được bổ sung vào quỹ nhưng không có bản kiểm kê chi tiết về bất kỳ sự thay đổi nào được đưa ra cho cả những ngân hàng này hay các quốc gia châu Phi.

Ước tính, hiện Pháp đang nắm giữ gần 500 tỷ đô-la của các nước châu Phi trong ngân quỹ của mình, và sẽ làm bất cứ điều gì để chống lại bất cứ ai muốn làm sáng tỏ sự đen tối của đế chế cũ này. Các nước châu Phi không có quyền đụng vào số tiền đó. Pháp chỉ cho phép họ tiếp cận có 15% số tiền mỗi năm. Nếu họ cần nhiều hơn thế, họ phải vay thêm tiền từ 65% của họ trong Kho bạc Pháp với lãi suất thương mại. Tệ hơn nữa, Pháp áp đặt một hạn mức trên số tiền mà các nước có thể vay từ nguồn dự trữ này. Hạn mức được cố định là 20% thu nhập quốc gia của họ trong năm trước đó. Nếu các quốc gia cần phải vay mượn hơn 20% số tiền của họ, Pháp có quyền phủ quyết.

# 3. Quyền được ưu tiên đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào được tìm thấy trong nước. Pháp được quyền đầu tiên mua bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy của các cựu thuộc địa. Chỉ sau khi Pháp nói "Tôi không quan tâm", thì các nước châu Phi được cho phép để tìm kiếm các đối tác khác.

#4. Ưu tiên cho Pháp và các công ty Pháp trong mua sắm công và đấu thầu công khai Trong các hợp đồng của chính phủ cựu thuộc địa, các công ty của Pháp phải được xem xét ưu tiên đấu thầu trước, họ nhả ra mới được tìm nơi khác. Do vậy, trong rất nhiều ngành kinh tế trọng điểm của các cựu thuộc địa đều ở trong tay của người Pháp. Ví dụ, tại Bờ biển Ngà, các công ty Pháp sở hữu và kiểm soát tất cả các dịch vụ tiện ích lớn như nước, điện, điện thoại, giao thông, bến cảng và các ngân hàng lớn, cũng như các ngành thương mại, xây dựng, nông nghiệp.

# 5. Pháp được độc quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo cho các cán bộ quân sự nước cựu thuộc địa. Thông qua các “học bổng”, “trợ cấp”, các quốc gia cựu thuộc địa châu Phi phải gửi sĩ quan quân đội cấp cao của họ đến đào tạo ở Pháp hoặc các cơ sở đào tạo Pháp. Nhờ đó, Pháp luôn duy trì được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn "nội gián" trong bộ máy quân sự các nước châu Phi và nuôi dưỡng lực lượng này. Họ không hoạt động khi không cần thiết, và được kích hoạt khi cần thiết cho một cuộc đảo chính hay bất kỳ mục đích nào khác!

# 6. Phải cho Pháp triển khai quân đội và can thiệp quân sự các nước cựu thuộc địa để bảo vệ lợi ích của Pháp. Điều này tương tư như một "Hiệp định quốc phòng" thuộc khối Hiệp ước Thuộc địa Pháp. Pháp có quyền hợp pháp để can thiệp quân sự vào các nước châu Phi, cũng như đóng quân vĩnh viễn trong các căn cứ trên lãnh thổ các nước này (Mời xem bản đồ quân sự Pháp ở các nước Châu Phi).

# 7. Nghĩa vụ sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và ngôn ngữ cho giáo dục. Một tổ chức phổ biến văn hóa và ngôn ngữ của Pháp gọi là "Cộng đồng Pháp ngữ" được xây dựng ở các nước cựu thuộc địa với nhiều chi nhánh khác nhau chịu sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp. Khi tiếng Pháp là ngôn ngữ duy nhất mà bạn có thể nói, bạn chỉ có thể truy cập ít hơn 4% tri thức và tư tưởng của nhân loại. Rất hạn chế.

# 8. Nghĩa vụ sử dụng hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA. Đó thực sự là con bò sữa của nước Pháp và bất chấp Liên minh châu Âu lên án việc làm xấu xa này nhưng Pháp không chịu từ bỏ chương trình đem lại 500 tỷ USD cho kho bạc của mình từ các nước Châu Phi thuộc địa cũ.

# 9. Nghĩa vụ gửi cho Pháp dự trữ và cân đối thu chi hàng năm. Do Pháp nắm giữ hơn 80% dự trữ ngoại tệ của các nước nên nếu không có báo cáo thì kho bạc Pháp sẽ không chi tiền.

# 10. Không được phép gia nhập bất cứ liên minh quân sự nào khác trừ khi được sự cho phép của Pháp. Với các cựu thuộc địa của Pháp, Pháp cấm họ để tìm kiếm liên minh quân sự khác, trừ khi do Pháp cung cấp cho họ.

# 11. Nghĩa vụ liên minh với Pháp trong hoàn cảnh chiến tranh hay khủng hoảng toàn cầu Hơn một triệu lính châu Phi đã tham gia cuộc chiến chống Phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đóng góp của họ thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ, nhưng bạn nghĩ sao khi chỉ mất có 6 tuần để Đức đánh bại Pháp vào năm 1940?

Người Pháp biết người châu Phi có thể có ích cho các cuộc chiến đấu cho "Grandeur de la France" trong tương lai. Phản ứng đầu tiên của mọi người khi họ biết về "thuế thuộc địa" của Pháp thường là một câu hỏi: "Sẽ đến khi nào?" Một so sánh lịch sử là, Pháp đã buộc Haiti phải trả số tiền, tương đương với giá trị hiện nay là 21 tỷ đô-la từ năm 1804 đến năm 1947 (gần một thế kỷ rưỡi) cho các thiệt hại của các nhà buôn nô lệ Pháp bằng việc bãi bỏ chế độ nô lệ và giải phóng nô lệ Haiti. Các nước châu Phi phải trả thuế thuộc địa chỉ mới trong vòng 50 năm qua, vì vậy có thể họ còn phải trả trong hàng thế kỷ nữa!




Tác giả: Chu Đức Thuận