Sự khác nhau giữa đồng minh và chư hầu 

Ngày 09 tháng 7 năm 2023

Có một điều ít ai để tâm đến đó là sự giống và khác nhau giữa đồng minh và chư hầu trong quan hệ quốc tế. Nói cho dễ hiểu đó là nếu là quan hệ ngoại giao với đồng minh thì sẽ là quan hệ bạn bè và quan hệ ngoại giao với chư hầu sẽ là mối quan hệ chủ tớ.

Đối với việc là đồng minh của nhau trên phương diện quốc tế thì sẽ là kiểu đôi bên cùng có lợi, bạn thân nhưng thân ai nấy lo, có lợi ích cùng hưởng, chằng may gặp họa thì chia sẻ rủi ro được bao nhiêu thì được mà chả chịu chia sẻ thì cũng chả thằng nào ăn được thằng nào nếu không muốn. Quan hệ ngoại giao quốc tế kiểu đồng minh giữa hai quốc gia với nhau cũng như vậy, nếu cùng một vấn đề hai bên nhận thấy đó là có lợi về kinh tế, quân sự.. thì sẽ là cùng nhau khai thác lợi ích và hỗ trợ, chia sẻ tối đa cho nhau khi rủi ro giống như kiểu một đôi bạn cùng tiến vậy. Lúc nó thiếu nó yếu thì mình kèm cặp, hỗ trợ nọ kia nhược bằng có mối đe dọa thì cả hai bên người góp của, kẻ góp công cả đôi bên chung sức triệt tiêu mối đe dọa.

Đối với việc là chư hầu vốn dĩ không khác đồng minh bao nhiêu, chỉ có khác là khi thằng chư hầu có rủi ro thì thằng chủ giúp được là nó giúp còn bình thường bào được gì là nó bào, bòn rút được gì là nó không nể nang khách sáo nhưng nếu về bất kể lĩnh vực gì mà vượt mặt nó thì nó sẽ tìm mọi cách để cho suy yếu để mãi phụ thuộc vào nó. Kể cả khi mạnh thì vẫn bị phụ thuộc nó một cái gì đấy vì đã là chư hầu thì kiểu gì cũng bị nắm đằng chuôi.

Đồng minh thì chơi kiểu tự do, muốn sao thì vậy, tùy ý đôi bên không có ai là bên hoàn toàn được lợi và cũng không có ai là bên hoàn toàn bị thiệt, trong mọi vấn đề hợp tác đều dựa trên tiêu chí tự nguyện mà không he bị kiểm soát  ở mức độ triển khai hoặc dựa trên các điều khoản công bằng. 

Thí dụ về đồng minh sẽ có 2 trường hợp là một bên yếu một bên mạnh và cả hai bên tương đồng không chênh lệch quá về các chỉ số. Về quan hệ chư hầu ta cũng có một trường hợp là bên chư hầu sẽ bị phụ thuộc về quân sự, kinh tế và không có toàn quyền tự quyết chính trị ngoài ra còn mối quan hệ bầy đàn của những quốc gia, tổ chức hợp lại với nhau chichỉ với mục đích cướp bóc, xâu xé và gây ảnh hưởng tới bất kỳ đối tượng quốc gia nào mà chúng hướng đến. Tương ứng 3 trường hợp ta có mấy ví dụ điển hình như sau:


Ví dụ 1: Quan hệ đồng minh Liên Xô - Việt Nam 

Quan hệ Liên Xô - Việt Nam, đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi khi mà Liên Xô bỏ tiền của, chuyên gia, vũ khí để giúp Việt Nam thống nhất đất nước, đổi lại Liên Xô có thêm ảnh hưởng đối với Việt Nam về mức độ tín nhiệm, uy tín chính trị, sự ủng hộ của Việt Nam trên trường quốc tế về các vấn đề quốc tế cùng với đó thông qua mối quan hệ đồng minh này thì Liên Xô có thể bán vũ khí, hàng hóa dân sự, quân sự và được thuê các địa điểm tốt trên đất Việt Nam phục vụ lợi ích cho cả 2 nước. Trong trường hợp cụ thể khi Liên Xô thuê quân cảng Cam Ranh thì Liên Xô được một căn cứ quân sự lý tưởng còn Việt Nam vô hình chung được bảo vệ khi có căn cứ quân sự Liên Xô đóng ở đó tất nhiên là trước khi Grobachev lên làm Tổng bí thư và kéo Liên Xô đi xuống. Cùng với đó kéo theo các lợi ích khi giúp đỡ Việt Nam thống nhất thì Liên Xô cũng tăng cường uy tín quốc tế  và có ảnh với các quốc gia khác có hoàn cảnh tương tự Việt Nam. Các khoản viện trợ của Moskva không can thiệp tới các quyết định chiến lược hay chiến thuật về cách duy trì cuộc chiến và vận hành chiến tranh của Hà Nội thay vào đó các khoản viện trợ chỉ đơn thuần là giúp đỡ Việt Nam thống nhất để Liên Xô có thêm đồng minh và tiếng nói ủng hộ trên bình diện quốc tế mà thôi.

Và chỉ nếu thôi, nếu các chính sách cải cách, cải tổ của Liên Xô mà thành công giúp Liên Xô vượt qua khủng hoảng để Liên Xô tồn tại tới ngày nay thì Liên Xô và Việt Nam sẽ có mối quan hệ đồng minh hỗ trợ cho nhau khá tốt. Đường lối chính trị của Moskva và Hà Nội không bị phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu chủ tớ mà chỉ là trên quan hệ bạn bè. Lúc Liên Xô nh thì Liên Xô cũng không dùng ảnh hưởng để tác động được vào đường lối của Hà Nội thì giả như Việt Nam có phát triển thì cũng sẽ không đụng chạm tới đường lối của Moskva. Cả trước đây và bây giờ Liên Xô hay Nga chưa bao giờ ra điều kiện ép Việt Nam phải làm gì để tiếp tục duy trì quan hệ hay gây áp lực đổi điều kiện trong mối quan hệ với Việt Nam.


Ví dụ 2: Quan hệ giữa Mĩ và các đồng minh.

Thuyết "vận mệnh hiển nhiên" khẳng định quyền cho rằng mình có quyền dẫn dắt lãnh đạo của nước Mĩ đối với các quốc gia khác và lịch sử thế giới hiện đại gắn liền với việc Mĩ đem ảnh hưởng của mình tới khắp nơi trên thế giới để làm cảnh sát quốc tế. Mang tiếng là duy trì công lý quốc tế nhưng để giữ vững ngôi đầu thì bất kể thằng nào ngoi lên vị thế số 2 (chuẩn bị nhăm nhe vị trí số 1) bất kể là đối thủ hay đồng minh thì lập tức sẽ trở thành cái gai. Đến lúc đó nếu là đối thủ của Mĩ thì sẽ trở thành kẻ thù của nước Mĩ còn nếu là đồng minh thì sẽ hiện bản chất chính là "chư hầu" của Mĩ.

Đối thủ của Mĩ thì có nhiều lắm, kể cũng khó mà hết trong một bài viết nhưng để ngoi lên vị thế có thể đe dọa được Mĩ và là kẻ thù của Mĩ cần có 1 trong các yếu tố sau:

Lúc đó Mĩ sẽ dùng đủ mọi thủ đoạn để phá hoại quốc gia đó, nhẹ nhàng thì cấm vận, trừng phạt, nặng hơn thì chiến tranh thương mại, tuyên truyền chống phá chính phủ quốc gia đó hoặc kích động xúi giục biểu tình, bạo loạn lật đổ..

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì Nhật bản hay Liên minh châu Âu hoặc cả tập thể phương Tây đều được cho là đồng minh của Mĩ nhưng nếu Mĩ ngửi thấy mùi bị đe dọa  thì Mĩ sẽ có cách để cho quốc gia ấy biết thân biết phận là chư hầu. Sau các tăng trưởng tới hồi thoái trào, kinh tế Liên Xô do các trì trệ thập niên 1980 và sự lãnh đạo đần độn của Đảng Cộng Sản Liên Xô đứng đầu là Grobachev thì Nhật Bản nổi lên là một quốc gia có số có má trong việc phát triển kinh tế lúc này đã trờ thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mĩ, khi mà biết bao nhiêu công ty của Mĩ bị giới Tư bản Nhật thôn tính mua lại, nền kinh tế Mĩ giai đoạn 1987-1990 có dấu hiệu đi xuống sau nhiều năm chạy đua vũ trang với Liên Xô thì nước Mĩ đã bị đe dọa bởi sức mạnh kinh tế Nhật Bản. Lúc ấy quan hệ đồng Minh của Mĩ và Nhật Bản đã hiện bản chất, quân đội Mĩ đóng tại Nhật Bản từ chỗ bảo vệ an ninh cho đồng minh giờ lại có thể khiến chính phủ Nhật ngoan ngoãn nghe lời tăng giá đồng Yên để giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản trước hàng hóa Mĩ. Đòn này chưa đủ, Mĩ còn tăng thuế nhập khẩu vào Mĩ đối với hàng hóa Nhật, ép Nhật Bản giảm, miễn thuế quan cho hàng Mĩ vào Nhật cạnh tranh bất bình đẳng ngay trên lãnh thổ Nhật Bản. Đến lúc này thì các chính sách từ chính phủ chư hầu này đã giúp Mĩ có cú vươn lên ngoạn mục và cũng bởi vậy kinh tế Nhật dù có giàu có nhưng cũng lẹt đẹt tăng trưởng mãi tới tận ngày nay mà không thể nào vươn lên đe dọa Mĩ thêm một lần nào nữa. 

Mĩ và Liên Minh châu Âu cũng chả kém, mang tiếng là đồng minh nhưng quan hệ này không khác gì chư hầu của Mĩ và điển hình quan hệ nói chung của Mĩ và Phương Tây cũng là quan hệ bầy đàn khi mà bất kể quyết định gì của Mĩ thì cái bọn đồng minh mà chả khác gì chư hầu này đều không có quyền phản đối. Nói cách khác thì chỉ có gật đầu, thằng nào lắc đầu là sự ổn định chính trị, kinh tế sẽ quay mòng mòng luôn. Đồng Euro giá trị ổn định, kinh tế các nước thuộc Liên minh châu Âu đồng đều, một số nước Trung đông còn định sử dụng đồng Euro để thanh toán các giao dịch dầu mỏ, một số nước cũng dự trữ Euro bên cạnh Đô la Mĩ để làm dự trữ ngoại hối vì vậy Mĩ vẽ ra bức tranh nước Nga và lãnh đạo Nga và chỉ vào bức tranh rồi dạy châu Âu rằng đấy là quỷ và từ đó Phương Tây gồm cả Liên Minh châu Âu cùng với các quốc gia thân Mĩ hùa vào lôi kéo đồng minh cũ của Nga như Gruzia, Ukraine.. chống lại Nga rồi khi nước Nga phản kháng thì họ lại càng hùa theo Mĩ cho rằng Nga là mối đe dọa.

Trước khi xung đột với Nga thì Liên minh châu Âu với Nga đúng là sự kết hợp hoàn hảo để Liên Minh châu Âu thêm thịnh vượng. Nga thì có tài nguyên giá rẻ và chính sách thông thoáng, Châu Âu có công nghệ và các tổ hợp công nghiệp hoàn hảo. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế vươn lên phát triển thịnh vượng thì sự kết hợp mới thật sự hoàn hảo thế nhưng cuộc đời éo le khi Châu Âu chỉ là chư hầu mà không phải đồng Minh của Mĩ, bất chấp lợi ích của chư hầu mà chỉ chăm lo cho lợi ích của nước Mĩ nên Châu Âu bắt buộc phải từ bỏ lợi ích của mình vì một loạt căn cứ quân sự của Mĩ đóng tại châu Âu có thể đe dọa ghế ngồi của bất kỳ lãnh đạo châu Âu nào. Liên Minh châu Âu giờ phải chịu thiệt rất rất nhiều về kinh tế để đi theo con đường Chống Nga cho đến cùng.. Gọi là Mĩ đang hút máu Châu Âu cũng chả sai, các công ty vũ khí của Mĩ thì bán được hàng từ mối đe dọa mà Mĩ vẽ ra cho châu Âu thấy, các công ty dầu khí của Mĩ thì có thêm thị trường tiêu thụ là châu Âu bán đắt gấp 4 - 10 lần mức gia mà Nga bán cho châu Âu, gọi thu lợi từ đồng minh cũng được mà gọi là bóc lột chư hầu cũng không sai. Mối quan hệ này gọi là là chủ tớ khi mà chủ thì lợi đơn lợi kép còn đầy tớ thì thiệt thòi lĩnh đủ.


Từ hai thí dụ trên mong rằng mọi người có thể nhận ra sự khác biệt giữa đồng minh và chư hầu. Vẫn biết trong các quan hệ quốc tế  “Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Sự rạch ròi giữa đồng minh và chư hầu rất là rõ ràng thế mà tại sao mà bao nhiêu thằng chư hầu không thể thoát được chủ thế chỉ, giàu giỏi là thế mà cứ ngóc đầu lên thở một cái là nó lại dìm cho uống no nước thải.


Tác giả: Chu Đức Thuận