Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam

Ngày 30 tháng 4 năm 2020

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam có phải là nội chiến không ?

Đặt trường hợp ví dụ về một cuộc nội chiến khác, nội chiến nước Mĩ chẳng hạn.

Trường hợp thứ nhất: Hoa Kỳ là một nước thống nhất bằng Hiến Pháp chung và Quốc Hội chung với thành phần đại biểu ở tất cả các bang của Hoa Kỳ. Liên Bang miền Bắc Hoa Kỳ muốn bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ bằng “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” và Liên Bang miền Nam Hoa Kỳ không muốn vậy và nhân dân miền Nam Hoa Kỳ Tuyên bố tách ra khỏi nước Hoa Kỳ thống nhất ly khai thành lập một chính quyền quốc gia riêng là Liên Minh miền Nam và như thế hai miền xung đột. Chiến thắng thuộc về Liên bang miền Bắc và từ đó chế độ nô lệ trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ được bãi bỏ.

Trường hợp thứ hai: Hoa Kỳ là một nước thống nhất bằng Hiến Pháp chung và Quốc Hội chung với thành phần đại biểu ở tất cả các bang của Hoa Kỳ. Nước Anh ủng hộ, kích động tinh thần ly khai tại miền Nam Hoa Kỳ và thành lập chính phủ tại miền Nam chống lại chính phủ hợp hiến ở miền Bắc. Chính phủ miền Bắc hiệu triệu được cả nhân dân sinh sống ở cả miền Nam Hoa Kỳ chống lại chính quyền thành lập ở miền Nam và cả quân Anh. Sau khi quân đội Liên Minh miền Nam chống lại không hiệu quả thì nước Anh trực tiếp đổ quân vào Hoa Kỳ để đứng về phía Liên Minh miền Nam chống lại miền Bắc, một thời gian sau thấy yếu thế lại gọi thêm một số nước khác đổ quân vào đánh. Sau cùng liên bang miền Bắc vẫn đuổi được quân Anh và chư hầu rồi đánh bại Liên Minh miền Nam và thống nhất Hoa Kỳ.

Xét từ hai trường hợp trên ta thấy:

TH1, Không có sự tham chiến của nước ngoài, chỉ miền Bắc và miền Nam đánh nhau vậy nên đó là nội chiến. Kết quả sau cùng là chính phủ hợp hiến ở miền Bắc do dân ở các bang của Hoa Kỳ bầu ra chiến thắng cho nên Hoa Kỳ thoát khỏi sự phân chia hai miền, chính phủ tự lập ở miền Nam sau khi sụp đổ thì Hoa Kỳ tái thống nhất.

TH2, Có sự tham chiến của nước ngoài cụ thể ở đây là Anh và các chư hầu. Anh tham chiến, can thiệp vào một nước đã có Hiến Pháp và Quốc Hội với các đại biểu từ cả hai miền Bắc và Nam sau đó lại thành lập chính từ đó ra một chính quyền bù nhìn để chống lại chính phủ hợp hiến ở miền Bắc. Sau khi chiến tranh nổ ra, nhân dân Hoa Kỳ từ cả hai miền đều nghe hiệu triệu từ chính quyền ở miền Bắc tức là chính phủ  hợp hiến mà có Quốc Hội là từ cả đại  biểu tới từ hai miền. Cuối cùng Hoa Kỳ thống nhất với chiến thắng thuộc về chính quyền ở miền Bắc cũng là chính phủ hợp hiến,quân Anh và chư hầu rút khỏi Hoa Kỳ, chính quyền miền Nam do quân Anh lập nên vì đó cũng sụp đổ theo.

Vậy từ 2 trường hợp trên cho thấy:

TH1 là chiến chanh “nội chiến” giữa hai miền vì chiến tranh chỉ quy mô nội bộ của Hoa Kỳ, không có sự can thiệp trực tiếp của nước ngoài, hai miền đánh nhau là vì không công nhận một điều luật đó là luật “chiếm hữu nô lệ”.

TH2 là chiến tranh “kháng chiến chống xâm lược” vì có sự can thiệp của Nước Anh vào một nước Hoa Kỳ có Hiến Pháp, có Quốc Hội được bầu ra bởi nhân dân cả từ hai miền của Hoa Kỳ. Theo đó Anh đã thành lập một chính quyền trên lãnh thổ một quốc gia Hoa Kỳ có Hiến Pháp, có Quốc Hội cho nên chính quyền mới chỉ là chính quyền bù nhìn, Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh chống lại nước Anh và chư hầu chính là Kháng chiến chống xâm lược, vì chính quyền miền Nam Hoa Kỳ là bù nhìn cho nên khi nước Anh thua rút chạy cùng chư hầu thì chính quyền bù nhìn cũng sụp đổ theo và Hoa Kỳ lại tái thống nhất dưới một chính phủ chung từ đầu đã được Quốc Hội với các đại biểu toàn dân bầu ra và được Hiến pháp công nhận.

Nếu áp dụng và Việt Nam sẽ đúng trường hợp 2 đó là:

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nước thống nhất bằng bản Hiến Pháp năm 1946 do Quốc Hội khóa I bầu ra với thành phần gồm 403 đại biểu ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Tháng 12/1946 Nước Pháp xâm lược Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và đến năm 1949 Pháp thành lập chính quyền là Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại thân Pháp đứng đầu. Việc này là Pháp làm công khai trên lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – một nước có chủ quyền cho nên chính quyền Pháp lập nên chỉ là bù nhìn. Năm 1954 Pháp thua rút chạy, Mĩ thay chân Pháp tiếp tục công cuộc xâm lược Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và đổi tên chính quyền Quốc Gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ là bù nhìn do Ngô Đình Diệm đứng đầu. Mĩ ủng hộ, kích động tinh thần ly khai tại miền Nam của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và viện trợ vũ khí, quân đội cho chính quyền Sài Gòn tại miền Nam chống lại chính phủ Hà Nội là chính phủ hợp hiến ở miền Bắc. Chính phủ Hà Nội hiệu triệu được nhân dân sinh sống ở cả miền Nam cùng chống lại chính quyền Sài Gòn thành lập ở miền Nam và chống lại cả quân Mĩ. Sau khi quân lực Việt Nam Cộng Hòa đánh nhau không hiệu quả thì nước Mĩ trực tiếp đổ quân vào Việt Nam để viện trợ tiếp sức cho bù nhìn ở Sài Gòn chống lại chính phủ Hà Nội, một thời gian sau thấy yếu thế lại gọi thêm một số nước chư hầu khác đổ quân vào đánh. Sau cùng chính phủ Hà Nội vẫn đuổi được quân Mĩ và chư hầu rồi đánh bại bù nhìn Sài Gòn tại miền Nam và thống nhất toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Ở trường hợp này của Việt Nam thì: Có sự tham chiến của nước ngoài cụ thể ở đây là Mĩ và các chư hầu. Mĩ  tham chiến, can thiệp vào một nước Việt Nam đã có Hiến Pháp năm 1946 và Quốc Hội khóa 1 năm 1946 với 403 đại biểu từ tất cả các tỉnh thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam sau đó Mĩ lại thành lập chính từ một nước Việt Nam có chủ quyền ra một chính quyền Sài Gòn bù nhìn để chống lại chính phủ hợp hiến ở Hà Nội. Sau khi chiến tranh nổ ra, nhân dân Việt Nam từ cả hai miền đều nghe hiệu triệu từ chính quyền ở Hà Nội tức là chính phủ  hợp hiến mà Quốc Hội khóa I năm 1946 gồm 403 đại  biểu tới từ hai miền. Cuối cùng Việt Nam thống nhất với chiến thắng thuộc về chính quyền ở Hà Nội cũng là chính phủ hợp hiến,quân Mĩ và chư hầu rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn ở miền Nam do quân Mĩ lập nên vì đó cũng sụp đổ theo.

Từ đó ta kết luận đây là chiến tranh “kháng chiến chống xâm lược” vì có sự can thiệp của Nước Mĩ vào một nước Việt Nam có Hiến Pháp 1946, có Quốc Hội khóa I năm 1946 với 403 đại bểu được bầu ra bởi nhân dân từ mọi tỉnh thành của Việt Nam. Theo đó Mĩ đã thành lập một chính quyền trên lãnh thổ một nước Việt Nam có Hiến Pháp 1946, có Quốc Hội khóa I năm 1946 cho nên chính quyền mới chỉ là chính quyền bù nhìn, Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại nước Mĩ và chư hầu chính là Kháng chiến chống xâm lược, vì chính quyền Sài Gòn là bù nhìn cho nên khi nước Mĩ thua rút chạy cùng chư hầu thì chính quyền bù nhìn cũng sụp đổ theo và Việt Nam lại tái thống nhất dưới một chính phủ chung từ đầu đã được Quốc Hội khóa 1 năm 1946 với 403 đại biểu toàn dân bầu ra và được Hiến pháp 1946 công nhận.

Từ các luận điểm càng lặp lại càng chắc chắn ở trên đây, xét tới chính quyền bù nhìn tay sai Việt Nam Cộng Hòa thì ta thấy ở chính quyền trung ương Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rõ ràng nhận định sau.

- Tự chủ hoàn toàn về con người tham gia chiến đấu trực tiếp

- Chỉ nhận viện trợ về vũ khí, khí tài, tiền bạc nhưng tự chủ toàn bộ về chiến lược tác chiến và kế hoạch quân sự.

- Ngoại giao độc lập và có đuợc sự ủng hộ, nuôi giấu, giúp đỡ, tham chiến trực tiếp của nhân dân hai miền.

Tác giả: Chu Đức Thuận