Văn hóa Lạc Việt ưu tú

Ngày 05 tháng 7 năm 2023

Dân ta yêu nước nồng nàn

Truyền thống quý báu bốn ngàn năm qua

Mỗi khi địch phạm sơn hà

Thì tinh thần ấy mọi nhà bùng lên

Hồng Lạc con rồng cháu tiên

Nhiều phen chống giặc giữ nền tự do

Ngàn năm giặc Bắc tiếm đô

Ngàn năm chinh chiến giữ bờ cõi yên

Đất nước ta khắp mọi miền

Đâu đâu cũng có người hiền cứu dân

Trải qua biến cố thăng trầm

Lịch sử ta vẫn vang ngân oai hùng

Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung

Họ đều là những anh hùng Việt Nam

Chiến đấu giành lại giang san

Chống giặc giữ nước mở mang cơ đồ

Dưới thời đại của cụ Hồ

Năm tư thắng Pháp chôn mồ thực dân

Mưu địch chia cắt nhân dân

Tuy vậy ta thấy hoà bình gần hơn

Đánh Mĩ - Nguỵ giữ trận tiền

Bảy nhăm một dải nối liền nước ta

Thống nhất Nam quốc sơn hà

Cuộc sống ổn định theo đà ấm no

Hạnh phúc, độc lập, tự do

Ngày nay phát triển cơ đồ Việt Nam

Khắp nơi cờ đỏ sao vàng

Búa liềm cờ đỏ thành hàng tung bay

Từng ngày đất nước đổi thay

Dân càng no ấm sum vầy văn minh

Việt Nam thống nhất hoà bình

Việt Nam ngày một vươn mình tiến lên !


Nền văn minh Bách Việt là nền văn hóa rực rỡ của tổ tiên ta, rất nhiều bằng chứng lịch sử và khảo cổ của Việt Nam, Trung Quốc trong thời gian gần đây đều khẳng định điều đó. Khi xâm lược Việt Nam năm 1407 dưới triều đại nhà Hồ, vua Trung Quốc là Minh Thành Tổ ra lệnh phá hủy văn bia, chứng tích lịch sử và đem toàn bộ sách vở về Trung Quốc dẫn đến việc lịch sửnước ta bị đứt gẫy cực kỳ trầm trọng, gần như mất hết toàn bộ sử liệu.Năm 1937 khi tấn công thành phố Nam Kinh của Trung Quốc, Quân phiệt Nhật đã chiếm đoạt rồi đem vềNhật vô số tài liệu văn thư cổ của Việt Nam mà Trung Quốc đã cướp được trước đây, việc tiếp cận được một phần của kho tàng sử liệu đồ sộ đã khiến cho các sử gia hiện đại biết rõ nguồn gốc về nền Văn Minh Bách Việt trong đó tộc Lạc Việt (tiền thân của nước Việt Nam hiện đại) là tập hợp những người tinh hoa nhất của cộng đồng Bách Việt.

Nếu như việc thôn tính các quốc gia thuộc Liên Minh Bách Việt diễn ra trong thời gian ngắn có lẽ việc đồng hóa, hán hoá Việt Tộc sẽ diễn ra rất nhanh nhưng quá trình đó kéo dài nhiều trăm năm và trong quá trình đó, các tầng lớp tinh hoa của Việt Tộc chạy giặc về mảnh đất cuối trời Bách Việt nơi phương nam vùng Lạc Việt (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay) ở đây đã diễn ra quá trình hoà trộn tinh hoa văn hóa của các tộc Mân Việt, U Việt, Sơn Việt, Điền Việt, Đông Việt, Dương Việt...  vào cộng đồng Lạc Việt cho nên người Lạc Việt càng về sau càng hội tụ đủ các thành phần tinh hoa văn hoá của Đại Đồng các Tộc của Bách Việt dẫn đến việc văn hoá nền tảng của Lạc Việt vốn dĩ đã có tính ưu việt riêng nay lại tiếp thu tinh hoa văn hóa Việt Tộc lại trở nên thêm phần ưu tú.

Nhờ tính ưu việt văn hoá này mà về sau dù có bị đô hộ cả ngàn năm nhưng chỉ cần văn hoá còn thì dân tộc cứ trường tồn mãi. Một nền văn hoá "man di" mà trước khi bị Trung Hoa thượng quốc giáo hoá đã có thể tự đúc trống đồng, tự trồng lúa nước... trải qua một tiến trình lịch sử với quá nhiều biến động, không thể có người Việt thuần chủng là hậu duệ của duy nhất một tộc người, người Việt ít nhất là hợp bởi ba tộc người chính: người Bách Việt (bao gồm người Việt bản địa và các tộc Bách Việt ở nơi khác chuyển đến), người Thục ở đất Ba Thục trước khi trở thành một phần của Trung Nguyên (thời Thục Phán) và người Hoa Hạ (cao Nguyên Thanh - Tạng). Trước khi Tần thống nhất Trung Quốc và đánh xuống Bách Việt ở Phương Nam thì các triết gia người Hoa Hạ (người Hán) cũng nói về cái dân tộc tính của người Phương Nam (Việt Tộc) so với người Phương Bắc (Hoa tộc) như vậy [Đoạn Trung Dung sau đây nói minh bạch về lòng nhân của phương Nam: “Tử Lộ vấn cường. Tử viết: Nam phương chi cường dư? Bắc phương chi cường dư? Ức nhi cường dư? Khoan dung dĩ giáo, bất báo vô đạo, nam phương chi cường giã, quân tử cư di. Nhậm kim cách, tử nhi bất yếm, bắc phương chi cường giã, nhi cường giả cư chi.” nghĩa là: “Thầy Tử Lộ hỏi về sức mạnh. Khổng Tử nói: “Sức mạnh của phương Nam ư? Sức mạnh của phương Bắc ư? Anh muốn biết về sức mạnh ư? Đem lòng rộng lượng hiền hòa để giáo hóa người, dẫu đối với kẻ vô đạo cũng không báo thù báo oán, đó là sức mạnh của phương Nam. Người quân tử ở đấy. Mặc giám cầm gươm, xông pha đánh giết, đến chết cũng không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Người cường bạo ở đấy.” (Trung Dung – bài thứ 10 Tử Lộ Vấn Cường).].

Khi nước Thục bị nước Tần diệt, một cộng đồng dân cư đã chạy thoát xuống phương Nam và chiếm đất Âu Việt, tức thượng nguồn sông Hồng. Những ghi chép trong cổ sử đầu Công nguyên đã có chép về Thục Phán. Thậm chí, còn ghi rõ, Thục Phán đem quân đánh Hùng Vương. Hùng Vương thua, Thục Phán lên làm vua xưng là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc. Không phải chỉ có trong truyền thuyết dân gian Việt, mà sử sách cổ của Trung Quốc cũng ghi chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương, chuyện nỏ thần An Dương Vương, chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy có thể nỏ thần là hư cấu nhưng sự kiện lịch sử thì là thật. Người Thục ngày xưa có nền văn minh phát triển rực rỡ không thua kém Hoa Hạ mà có khi còn hơn. Có thể người Thục đã có chữ viết dù sau đó bị mất. Còn về nhóm cư dân từ tộc Bách Việt cũ có phần đặc biệt. Khi Trung Quốc xâm chiếm và tìm cách đồng hóa các tộc Bách Việt, việc đầu tiên họ làm là tìm cách tiêu diệt những thành phần ưu tú nhất, bởi vậy những người đó đã phải di chuyển về phía nam, mang trong mình tinh hoa của văn hóa Bách Việt. Họ tìm chỗ trốn và nơi định cư an toàn về sau chính là vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước Việt Nam bây giờ. 

Những vùng đất ở phương Nam như Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông… mặc dù cách xa Trung Nguyên nhưng sau khi Trung Quốc xâm chiếm đều bị đồng hóa. Đến cuối nhà Minh, dù người Hán đã bị người Mãn Châu đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ, nhưng cuối cùng, người Mãn Châu lại bị chính người Hán đồng hóa. Thế nhưng, người Việt trải qua tới 1.000 năm Bắc thuộc lại không bị như vậy.

Để nền tảng văn hóa dân tộc ta được vững vàng thì một số nguyên nhân có thể tóm tắt như sau: Mưu đồ đồng hóa một dân tộc sẽ khó thành công nếu dân tộc đó hội tụ đủ ba yếu tố.

- Một là có sức sống sinh học và sức sống xã hội mãnh liệt; 

- Hai là có trình độ văn hóa và nền văn minh cao hơn dân tộc đi đồng hóa; 

- Ba là có tổ chức xã hội tốt, cố kết các thành viên bền chặt.

Nhìn lại, thấy người Việt (Kinh) có đủ ba yếu tố này. Dù tổ tiên ta là mục tiêu tàn sát của dân Hoa Hạ đi xâm chiếm, nhưng tỏi tiên đã thoát thân thành công và “an cư” ở mảnh đất cuối trời của Bách Việt, chính là nước Việt Nam ngày nay. Điều đó chứng minh, cộng đồng Lạc Việt tổ tiên của Nước Việt Nam hiện đại là cộng đồng có sức sống rất mãnh liệt. Mặt khác, chính vì mang trong mình tinh hoa của văn hóa Bách Việt, văn hóa Thục và cả Hoa Hạ nữa, nên nền văn minh của cộng đồng dân cư Lạc Việt có lẽ còn vượt trội hơn cả Hoa Hạ. Cuối cùng, chính sử Trung Quốc đã ghi chép rất rõ về thời Hùng Vương. Qua đó có thể thấy, người Việt chúng ta đã có nhà nước, có tổ chức xã hội, có sự gắn kết bền vững trong cộng đồng. Đó là lý do người Việt khó có thể bị một dân tộc nào đó đồng hóa.

Thời Bắc thuộc, người Việt có thể không có chữ viết, hoặc có thể đã có chữ viết nhưng bị xóa sạch qua 1.000 năm bị Bắc thuộc. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tổ tiên ta vẫn giữ được ngôn ngữ (tức là kho từ vựng, phát âm, ngữ pháp, cấu trúc) Việt. Người Việt khá thông minh, đã học chữ của người Hán để lưu giữ tiếng nói của dân tộc mình, giữ nguyên cách tư duy ngôn ngữ của mình, bởi vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Họ khôn khéo biến “kho” Hán ngữ thành “kho” Hán - Việt để làm giàu thêm ngôn ngữ của mình. Có thể thấy, nhiều từ mà chúng ta vẫn thường dùng bây giờ như vô duyên, lãng mạn, bá đạo, triền miên, mạch lạc, la liệt... là từ gốc Hán 100% trong kho tàng Hán - Việt mà ông cha ta đã thu thập để thành vốn từ Việt.

Đây là điều mà các nhóm dân tộc khác xưa cũng thuộc tộc Bách Việt không làm được. Chẳng hạn, người Quảng Đông(Nam Việt), Phúc Kiến(Mân Việt), Vân Nam(Điện Việt) đã mất hẳn ngôn ngữ “gốc”. Về mặt ngôn ngữ, họ hoàn toàn bị Trung Hoa đồng hóa, chỉ phát âm khác Phương Bắc mà thôi. Văn hoá chúng ta có nền tảng vững chắc nên chỉ cần tiếp nối tốt truyền thống thì chẳng kẻ thù nào có thể khiến chúng ta vong quốc, điều tiên quyết là bản thân mỗi người dân Việt Nam phải tự mình giữ gìn văn hóa, nguồn cội, Tây nó giỏi, nó giàu điều này mình phải công nhận nhưng mà cái gì nó tốt thì tiếp thu và tiếp thu có chọn lọc để rồi tổng hoà lại mà khiến mình ưu tú lên, hoà nhập chứ đừng hoà tan; mất gốc đến độ quên luôn nguồn gốc thì chả vui đâu.

Cụ Hồ đưa nước Việt Nam đến với chế độ như ngày nay nhưng chế độ ở nước ta cũng là kết hợp nhiều học thuyết, không phải là Thuần Cộng Sản. Chế độ chính trị nước ta hấp thu nhiều cái tinh hoa từ các thể chế trên thế giới như xã hội chủ nghĩa, cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa Tam Dân, cách mạng Mĩ.., đồng bào ta có dân tộc tính là tính cách của người Quân Tử ở Phương Nam luôn tương thân tương ái, nhân tính thiện lượng hiền hoà tốt với người khác một cách vô điều kiện như trong bão lũ thiên tai.. tính gan dạ dù biết nguy hiểm (gọi đùa là tò mò không sợ chết - gay gắt hơn là điếc không sợ súng) nhưng đó là dân tộc tính, máu gan dạ chảy trong người, dù là tai nạn, nguy hiểm nhưng vẫn xông pha .. không giữ thù oán dù có là kẻ thù dân tộc đi chăng nữa nhưng chỉ cần có thiện chí làm hoà thì dân tộc ta sẵn lòng gác lại thù oán sang một bên để làm bạn; hoàn toàn khác dân tộc tính của Người Hoa Hạ đó là luôn dùng cường bạo nước lớn để áp bức kẻ cô yếu. Bề ngoài ai cũng nhìn thấy chính trị nước Việt Nam ngày nay là một nước Cộng sản thế nhưng ngay như tuyên ngôn khai sinh ra nhà nước cũng đề cập liên tục đến các giá trị "Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái" cách mạng Pháp "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi" hay các giá trị bình đẳng nhân quyền "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".. Ngay như tiêu ngữ nước ta ngay dưới Quốc Hiệu mỗi khi dân ta viết đơn từ cũng ghi "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" đó là chủ thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn khẩu hiệu Dân Tộc Độc Lập, Dân Quyền Tự Do, Dân Sinh Hạnh Phúc.. nếu bảo nước ta là cộng sản Thuần thì không phải rồi.  Phải nói chế độ ta là dân tộc chủ nghĩa được dẫn dắt bởi những con người có phẩm chất Cộng sản kết hợp với các thành tựu tinh hoa của thời đại đưa Việt Nam đi lên (bất kể tư tưởng nào) với mục đích là làm cho dân giàu nước mạnh, nói vậy mới đúng.

Cũng từ lịch sử phải chạy giặc xâm lược, đấu tranh suốt bốn ngàn năm để giữ vững mảnh đất cuối trời phương Nam của lãnh thổ Bách Việt. Dân tộc Việt Nam, Nhân dân Việt Nam tiếp nối truyền thống tinh hoa của cộng đồng Bách Việt là tương thân tương ái, là yêu nước, thương nòi. Nước Việt Nam hiện đại là toàn thể dân tộc Việt Nam tiếp nối nền văn minh cộng đồng Bách Việt phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa tới nay và có quyền tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.


Tác giả: Chu Đức Thuận