Thiên tài phá hoại Mikail Grobachev

Tên đầy đủ là Mikhail Grobachev, tôi không biết nên gọi ông ta là người cải tổ hay kẻ phản bội. Ông được người dân Nga ngày nay biết đến với vai trò là một tội đồ của nước Nga, đã Phá nát Liên Bang Xô Viết -  siêu cường một thời của thế giới.

 

A, Tiểu sử của Grobachev:

Mikhail Sergeyevich Grobachev sinh ngày 2/3/1931 trong một gia đình nông dân tại làng Privolnoye, quận Medvedelsk tỉnh Stavropol. Đầu những năm 1930 là thời gian mà Liên Xô phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thử thách, tuổi thơ của Grobachev cũng không thoát khỏi cảnh ngộ khó khăn chung như bạn bè đồng trang lứa không những vậy năm 1941, gia đình ông bắt đầu ly tán do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, vùng Stavropol bị quân Đức chiếm đóng từ tháng 8 năm 1942, ngày 22/1/1943, quân đội Xô Viết từ Ordzhonikidze tấn công lên và giải phóng khu Stavropol, gia đình của Grobachev có thể xem là may mắn hơn rất nhiều so với các gia đình khác tại Liên Xô hay bất kỳ gia đình nào khác tại các quốc gia dính líu đến chiến tranh thế giới thứ 2 khi mà gia đình ông không có bất kỳ ai mất trong chiến tranh. Thuở nhỏ Grobachev luôn tỏ ra suất sắc trong lao động và học tập, nếu xét theo tiêu chuẩn ngày nay thì ông này chính là thể loại “con nhà người ta”, ông được coi là học sinh thông minh nhất lớp đặc biệt là trong môn lịch sử và toán học. Sau khi ra trường ông cùng sinh hoạt, lao động và giúp cho gia đình mình có sản lượng cao kỷ lục bên trong hợp tác xã, nhờ thành tích này ông được tặng thưởng huy chương lao động cờ đỏ khi mới chỉ 17 tuổi, khá hiếm người ở tuổi đó có được vinh dự này đặc biệt năm 1950 ông được gọi thẳng vào khoa Luật trường đại học tổng hợp Moskva mang tên Mikhail Lomonosov mà không phải qua thi tuyển. Năm 1952 Grobachev gia nhập Đảng cộng sản Liên Xô khi mới 21 tuổi, sau khi tốt nghiệp với bằng danh dự từ khoa Luật của Đại học Quốc gia Moskva, năm 1955 ông được phân công đến văn phòng công tố khu vực Stavropol với chức vụ điều tra viên. Sự nghiệp của Grobachev tiếp tục thăng tiến như diều gặp gió, gần hai chục năm con đường công danh sự nghiệp tiếp tục được trải hoa hồng khi ông được bầu vào bộ chính trị, ở đó ông được Yuri Vladimirovich Andropov lãnh đạo của KGB, một người cũng xuất thân từ vùng Stavropol đỡ đầu và tiếp tục thăng tiến trong khoảng thời gian ngắn mà Andropov nắm quyền lãnh đạo Đảng trước khi ông ta mất năm 1984. Trong khoảng thời gian đầu những năm 1980 là khoảng thời gian mà chính trị Liên Xô đã phải trải qua nhiều cuộc biến động, trong vòng 5 năm mà hai vị tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô lần lượt qua đời vì tuổi già để lại sự tiếc thương trong nhân dân, người dân Xô Viết lúc đó đang cần một người lãnh đạo khoẻ mạnh, trẻ hơn, nhiệt huyết hơn để lãnh đạo Liên Xô thế nhưng rồi chính sự lựa chọn này đã khiến họ hối hận cả đời mà không có bất kỳ một cách nào có thể chuộc lại sai lầm. Ngay khi Chernenko qua đời, Mikhail Sergeyevich Grobachev khi ấy mới chỉ 54 tuổi được bầu làm tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô ngày 11/3/1985, ông trở thành lãnh tụ đầu tiên của Đảng sinh ra sau cách mạng tháng 10 năm 1917 và kể từ đây quá trình hủy diệt chế độ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô chính thức được bắt đầu. Ngay lập tức là một cú hích đã tác động vào nền kinh tế Liên Xô với 3 chương trình trong đó có Glasnost (“mở cửa”), Perestroika (“cải tổ”), Uskoreniye (“tăng tốc” ,” phát triển kinh tế”).

 

 B, Hủy diệt hệ tư tưởng Liên Xô

Tạm thời chưa bàn đến kinh tế, trên thế giới lúc này Grobachev đã làm được một điều mà Đức Quốc xã, Hoa Kỳ và cả Châu Âu mất đến hàng trăm tỉ đô và hàng chục năm đều không thể làm được đó là tẩy não hàng trăm triệu người Liên Xô bằng hàng ngàn bài báo mang theo các thông tin độc hại. Các sai lầm của ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã làm nên điều này, Đầu tiên là giáo dục, lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô được khai sinh bộ môn Chủ nghĩa Marx – Lenin trong nhà trường đã bị bãi bỏ, cơn cuồng phong xét lại lịch sử ùa vào mọi trường học, thành phố, nông trường, ngoài Báo Đảng, xuất hiện thêm rất nhiều tờ báo gọi là “vì dân” “cấp tiến” như: Hoạ báo, tia lửa và tin tức Moskva công khai tấn công, phỉ báng các tượng đài ý thức hệ của Xô Viết, ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô tích cực tuyên truyền được sử dụng vì mục đích này kết hợp với cơ quan thông tin đối ngoại của Mĩ có hơn 8.000 nhân viên, xuất bản 12 tạp chí bằng 27 ngôn ngữ nhắm vào các nước xã hội chủ nghĩa, các đài phát thanh bằng hàng chục thứ tiếng ngày đêm xuyên tạc và bôi đen Chủ nghĩa Marx – Lenin, tất cả tạo thành làm sóng chống phá bao trùm lên đất nước Xô Viết. Trong một khoảnh khắc người dân Xô Viết hoàn toàn mất đi phương hướng, họ hoảng loạn như một bầy ong vỡ tổ về tư tưởng và đó chỉ là sự khởi đầu trong cơn bão tố xét lại. Grobachev với tư cách là tổng bí thư đã mở toang cánh cửa để phương Tây hóa, phân hóa Liên Xô, tích cực sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để thẩm thấu ý thức hệ. Hàng chục đài phát thanh chống phá phát sóng với hơn 40 thứ tiếng tấn công vào từng tivi của mỗi gia đình Liên Xô làm xói mòn đi lý tưởng của mỗi người dân. Phương Tây còn ca tụng tư duy cải tổ của Grobachev nhằm làm suy yếu và hủy bỏ uy tín của Đảng cộng sản Liên Xô, của chế độ xã hội chủ nghĩa tuyên truyền cho cái gọi là cuộc sống tươi đẹp ở phương Tây và tính ưu việt của chế độ tư bản. Grobachev không những mất cảnh giác mà còn cổ vũ việc tiếp nhận ảnh hưởng từ phương Tây hơn nữa quá trình dân chủ hóa Liên bang Xô Viết và Đông Âu đã làm xói mòn nghiêm trọng quyền lực của Đảng cộng sản Liên Xô và của chính Grobachev. Việc Grobachev nới lỏng kiểm duyệt và những nỗ lực của ông này nhằm mở cửa chính trị hơn nữa đã mang lại những hiệu ứng khó lường như sự phục hồi chủ nghĩa dân tộc ly khai vốn từ lâu đã từng bị trấn áp và tâm lý chống Nga bên trong các nước Cộng hòa. Những lời kêu gọi giành lấy quy chế độc lập rộng lớn hơn khỏi Moskva ngày càng tăng đặc biệt là các nước cộng hòa vùng Baltic như Estonia, Latvia và Litva, những nước trước đây đã bị Stalin sáp nhập vào Liên Xô năm 1940. Những phong trào quốc gia bên trong các nước cộng hòa như Gruzia, Ucraina, Armenia, Azbaizan cũng không ngừng lớn mạnh. Grobachev đã tạo ra một lực lượng sau này chính là những kẻ tiêu diệt Liên Bang Xô Viết hay nói đúng hơn Grobachev đã tạo ra kẻ thù cho chính mình để hủy diệt đất nước của mình nhưng đó thì chưa là gì so với những gì ông này đã làm để hủy hoại nền kinh tế của Liên Xô. Thực tế kinh tế của Liên Xô trước khi cải tổ vẫn là một nền kinh tế hết sức ổn định và vẫn đang phát triển, đồng Rúp của Liên Xô có giá trị ngang bằng với đồng USD, Liên Xô vẫn duy trì được vị trí siêu cường số 2 của thế giới của mình mà những nền kinh tế như Pháp, Đức, Nhật bị bỏ lại ở phía sau khoảng cách đặc biệt xa. Nhưng Grobachev đã ra tay thì gạo xay ra bánh rán, chỉ trong vòng có 1 năm sau khi 2 chữ “cải tổ” ra đời thì nền kinh tế của Liên Xô đã phải hộc máu. Grobachev đã làm được những điều mà những nền kinh tế khi đó có lực cạnh tranh hàng đầu cũng không thể làm được.

 

C, Cải cách rượu

Hãy bắt đầu với cải cách rượu, các bạn sẽ nghĩ rượu có gì đáng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế nhưng chỉ từ cái nhỏ nhất như vậy mà ảnh hưởng được tới cả nền kinh tế thì mới phản ánh được cái tài phá hủy của Grobachev. Cải cách đầu tiên được đưa ra thời Grobachev là cải cách rượu năm 1985 với mục đích là chặn đứng nạn nghiện rượu đang ngày càng phát triển ở Liên bang Xô Viết, giá các loại như Vodka, rượu và bia tăng lên, việc mua bán chúng cũng bị ngăn cấm, những ai uống rượu tại nơi công cộng hay nơi làm việc đều sẽ bị truy tố, uống rượu bia trên tàu tốc hành thì cũng bị cấm, nhiều nhà máy rượu nổi tiếng bị đóng cửa, những cảnh uống rượu bị cắt khỏi các bộ phim, cuộc cải cách không mang lại bất kỳ hiệu quả nào với chứng nghiện rượu trong nước thế nhưng về mặt kinh tế thì nó lại là một phát vả vô cùng đau đớn vào ngân sách nhà nước, ước tính con số thiệt hại lên tới 100 tỉ rúp vì việc sản xuất rượu được chuyển sang cho nền kinh tế chợ đen. Cải cách rượu là một trong những hành động đầu tiên kéo theo chuỗi sự kiện khủng hoảng kinh tế sâu sắc, lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế Liên Xô bị thâm hụt ngân sách. Để dễ hình dung về thiệt hại mà Grobachev gây ra chỉ với rượu, tôi lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu.

Cuộc chiến tại Afghanistan của Liên Xô trong vòng mười năm chiến tranh đã đổ vào đây tầm 50 tỉ đô mà theo thời giá năm 1985 thì 1 rúp = 0,92 USD thì 10 năm chiến tranh đã tiêu hết của Liên Xô 60 tỉ rúp. CIA và Mujahideen mất 10 năm để làm Liên Xô tiêu tốn 60 tỉ rúp nhưng chỉ cần một lệnh chỉ đạo của Grobachev đã có thành quả gấp đôi những gì mà CIA mất 10 năm mới làm được’.

Đó thì mới chỉ là một thành tích phá hủy rất nhỏ mà Grobachev đã tạo ra, trong khi những sáng kiến chính trị của Grobachev mang khẩu hiệu tự do và dân chủ gây ra những xáo trộn tại Liên bang Xô Viết và Đông Âu thì chính sách kinh tế của chính phủ này lại dần đưa đất nước đến bờ vực của sự thảm họa.

  

D, Cứu nước Mĩ bên bờ xụp đổ

Một đòn hiểm của Grobachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã. Người ta không hiểu vì sao mà nền sản xuất của Liên Xô rất mạnh, tài nguyên không thiếu mà hàng hoá lại khan hiếm trong khi công suất sản xuất của các nhà máy vẫn giữ nguyên.. Đây là câu trả lời: Năm 1987 nợ nước ngoài của Mĩ đã vượt con số 246 tỉ USD, đến tháng 10 cùng năm thị trường chứng khoán phố Wall xụp đổ, trong tình huống khó khăn đó chỉ có điều kỳ diệu mới có thể cứu được nước Mĩ, điều đó đã xuất hiện trong hình dáng một con người đó là Mikhail Grobachev – Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, trong khi giúp cứu vãn được nền kinh tế Mĩ, Grobachev đồng thời đã góp công làm nền kinh tế Liên Xô xụp đổ. Tháng 1 năm 1987 Grobachev bất ngờ tuyên bố hủy bỏ tất cả các hạn chế trong lĩnh vực ngoại thương. Những hạn chế từ hàng chục năm nay đã giúp bảo hộ thị trường nội địa của Liên Xô hay nói cách khác thì nếu rỡ bỏ nó thì thị trường nội địa Liên Xô sẽ khó cầm cự được bởi như chúng ta biết vì là một nuớc Xã Hội Chủ nghĩa với nền sản xuất mọi thứ từ A đến Z không phụ thuộc vào nước ngoài và sản xuất ra là phục vụ nhân dân nên mặc dù chất lượng rất tốt nhưng giá cả các mặt hàng lương thực tiêu dùng của Liên Xô thấp một cách buồn cười so với mặt bằng thế giới. Lệnh rỡ bỏ này cho phép các nhà máy, xí nghiệp cũng như tư nhân vận chuyển ra nước ngoài lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thô, đồ điện tử, các sản phẩm công nghiệp...nói tóm lại là tất cả. Một cơn cuồng phong đã thực sự xuất hiện gào rú trên lãnh thổ của Liên Xô rộng lớn cuốn phăng đi khỏi đất nước những gì giá trị nhất, những kẻ cơ hội, các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài Liên Xô đã kết nối, móc ngoặc với nhau để chuyển khỏi Liên bang Xô Viết đi khắp bốn phương tám hướng để lại một Liên bang Xô Viết trống rỗng cửa hàng với những người dân Liên Xô thuần khiết không biết buôn bán giành giật đứng xếp hàng mua từng món thực phẩm mà vẫn ngơ ngác không hiểu tại sao chúng biến mất khỏi các cửa hàng bằng cách nào. Hậu quả là sập Liên Xô xuống và những năm tiếp theo sau đó tất cả tài sản công bị tư nhân hóa ồ ạt, sản xuất đình đốn, cán bộ công nhân viên mất việc làm ra đường đứng bán tất cả những gì trong nhà để lấy tiền ăn và người dân nước mắt ngắn nước mắt dài ngửa tay nhận các gói viện trợ lương thực cứu đói từ châu Tây Âu.. Ngày 27/9/1989 Luật Hải quan Liên Xô bỗng nhiên sửa đổi rỡ bỏ các quy định cấm đưa khỏi Liên Xô vàng và đá quý, công sức hơn 70 năm của ngành Hải quan Liên Xô bỗng dưng toi luôn trong chốc lát. Của cải trong ngân khố được tung ra thị trường nội địa, được mua gom lại và đội nón ra đi khỏi Liên Xô một cách có hệ thống kéo theo sự biến mất gần hết của lượng vàng và tài sản dự trữ quốc gia của Liên Xô. Bằng một cách thần kỳ, phần lớn tài sản này đã cứu rỗi nước Mĩ khỏi bờ vực xụp đổ và điều ngược lại đang xảy đến với Liên Bang Xô Viết.

 

E, Chính sách kinh tế

Từ một quốc gia mà cái ăn cái mặc không bao giờ phải nghĩ thậm chí là cả châu Âu còn phải phụ thuộc vào họ về lúa mì và đường thì lần đầu tiên Liên Xô phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm. Cuối thập niên 1980, tình trạng khan hiếm các loại thực phẩm như thịt và đường ở mức nghiêm trọng, so với mức trước năm 1985, đồng rúp đã bị mất giá không phanh. Năm 1985 giá 1 rúp = 0,92 USD thì tới năm 1988 1 rúp chỉ = 0,54 USD tức là đồng rúp mất đến gần một nửa giá trị của mình chỉ trong 2 năm cải tổ. Trong vòng 5 năm Grobachev đã biến Liên Xô từ một chủ nợ hàng đầu trên thế giới thành con nợ thảm hại hay nói đúng hơn là một gã ăn mày theo đúng nghĩa đen khi vào năm 1990 khi lần đầu tiên Liên Xô phải muối mặt vay Singapore 50 triệu USD chỉ để mua thực phẩm. Năm 1991 có thể được xem là một mốc son chói lọi cho thành tựu phá hoại của Grobachev. Từ năm 1991 tổng giá trị sản xuất trong nước GDP giảm 52% so với năm 1990 trong đó riêng sản xuất công nghiệp giảm đến 64,5% và sản xuất nông nghiệp giảm 60,4% so với năm 1990, vật giá tăng cao gấp 5 nhìn lần tức là nếu năm 1990 mua một ổ bánh mì với giá 100 rúp thì 5 năm sau sẽ mua ổ bánh mì đó với giá 500.000 rúp. Sở dĩ gọi là năm chói lọi nhất trong thành tựu phá hoại của Grobachev vì nếu Grobachev sinh ra sớm hơn 20 năm và ở phe Đức Quốc xã thì Hitler đã có thể thống trị thế giới. Hitler mất tới 4 năm để phá hủy tiềm lực chiến tranh của Liên Xô bằng những đợt oanh kích khổng lồ, hàng chục ngàn chiếc xe tăng giày xéo nhưng vẫn thất bại còn Grobachev ông ta chỉ ngồi yên một chỗ là đã có thể làm được điều mình mà không ai làm được. Trong 4 năm kháng chiến vệ quốc, Đức Quốc xã chỉ làm GDP Liên Xô giảm 22% mà nhờ ơn Grobachev GDP 1 năm của Liên Xô giảm được 48% gấp đôi những gì Đức Quốc xã đã làm được trước đây thì có thể biết sự xụp đổ của Liên Xô sau này được tổng thống Nga Vladimir Putin ví như là “một thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất trong thế kỷ 20. Đối với nước Liên Xô nó đã trở thành một bi kịch thực sự, hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống ở bên ngoài lãnh thổ nhà nước mình chỉ sau một đêm”.

 

F, Grobachev phá hủy quân đội Liên Xô

Hết kinh tế rồi lại tới quân đội, trong những năm 1960 và 1970 Mĩ và Nato luôn lo sợ về kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Liên Xô, không những vậy các thành tựu khoa học công nghệ của Liên Xô đặc biệt là những tiến bộ về nghiên cứu vũ khí cũng khiến cho nước Mĩ lạnh xống lưng. Trong suốt một khoảng thời gian dài, Mĩ và Nato đã phải chạy theo sau cố gắng đuổi kịp các loại vũ khí của Liên Xô như Su27, Mi24... nhưng...lo sợ cuộc đua sẽ thiếu công bằng mà Grobachev đã quyết định đi lùi lại thành tựu về quốc phòng của mình để những người bạn phương Tây cảm thấy an toàn hơn. Ngày 11/10/1986, Grobachev và Tổng thống Mĩ Reagan gặp gỡ tại Reykjavik, Iceland để đàm phán về việc giảm trừ vũ khí hạt nhân tầm trung ở châu Âu trước sự ngạc nhiên khôn xiết của phái đoàn hai bên hai người đã đồng ý trên nguyên tắc việc dỡ bỏ các hệ thống vũ khí hạt nhân tầm trung khỏi châu Âu và cân bằng lại các giới hạn toàn cầu ở mức 100 đầu đạn vũ khí hạt nhân tầm trung, thỏa thuận này được cụ thể hóa bằng việc ký kết “hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987”. Kho vũ khí đồ sộ, niềm tự hào và là móng vuốt sắc nhọn của Liên Xô bắt đầu bị bào mòn từ đó, lúc cao điểm nhất thế giới có hơn 70 nghìn đầu đạn hạt nhân trong đó riêng Liên Xô đã chiếm tới hơn một nửa, đây là lá chắn kiêu hãnh là mũi giáo sắc nhọn để cân bằng thế giới với Hoa Kỳ như tổng thống Mĩ Nixon từng nói vào năm 1971 “Giờ đây cả Hoa Kỳ và Liên Xô không xác lập được lợi thế rõ ràng trước sức mạnh hạt nhân, do đó đã đến lúc chín muồi để tìm kiếm một thỏa thuận về kiểm soát vũ khí” câu này được trích từ tài liệu mà Lầu năm góc giải mật nhưng khi Grobachev đặt bút ký thỏa thuận số vũ khí hạt nhân của Liên Xô đã bay màu với vận tốc bàn thờ từ hơn 30 ngàn nhanh chóng đi xuống trước thời điểm mà Vladimir Putin nắm quyền chỉ còn lại số lẻ của năm xưa, không những vậy Grobachev còn bán đi những tinh hoa công nghệ của Quốc phòng Liên Xô điển hình là bán Su27 cho Trung Quốc năm 1990. Su27 là một trong những thiết kế đỉnh cao của tập đoàn Sukhoi, có thể nhiều người chưa biết những dự án chế tạo sản xuất máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Hoa Kỳ mục đích ban đầu của nó là để tạo ra đối trọng để đối phó với Su27 và Mic29. Để hình dung Su27 mạnh thế nào thì trong cuộc diễn tập chung năm 1992 giữa Nga và Hoa Kỳ, những chiếc F-15 đã bất lực trước sức động cơ và khả năng cận chiến đỉnh cao của Su27 vậy mà Grobachev đã bán đi với giá gần như cho không chỉ để đổi lấy áo lông chó và thực phẩm, thậm chí Grobachev còn cam kết chuyển giao công nghệ Su27 cho Trung Quốc và chính điều này đã giúp quốc phòng của Trung Quốc phát triển rất mạnh về sau. Nhưng cái điều nguy hiểm nhất mà Grobachev làm với Quân đội nhân dân Liên Xô là “phi chính trị hoá” quân đội. Trong thời gian mà Grobachev làm tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, những người lãnh đạo Đảng, nhà nước và quân đội Liên Xô đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi từ bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa Marx – Lenin, xoá bỏ cơ chế Đảng lãnh đạo đối với Quân đội, làm cho Quân đội nhân dân Liên Xô mất niềm tin vào chế độ từ đó làm suy giảm sức mạnh cuối cùng là bị vô hiệu hóa. Ngày 12/3/1990 tại Đại hội đại biểu bất thường lần thứ ba Đảng cộng sản Liên Xô đã chấp nhận từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội được quy định trong điều 6 hiến pháp Liên bang Xô Viết, chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, từng bước xoá bỏ cơ chế Đảng lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang. Cùng với việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, Grobachev đã thẳng tay hủy hoại hệ thống tổ chức của Đảng trong quân đội để thực hiện “dân chủ hóa” khi điều chỉnh biên chế tổ chức quân đội. Đảng cộng sản Liên Xô đã từng bước cắt giảm cơ quan chính trị các cấp và khoảng 80 nghìn sĩ quan làm công tác chính trị đặc biệt là xóa bỏ tổng cục chính trị trong quân đội. Hàng loạt các hành động mang tính hủy diệt quân đội nhân dân đã khiến cương lĩnh, mục tiêu bảo vệ chuyên chính vô sản của quân đội Liên Xô bị tiêu tan, sự gắn bó máu thịt của quân đội với nhân dân và với Đảng cộng sản Liên Xô, nhận thức của từng quân nhân với trách nhiệm bảo vệ chế độ ngày một phai nhạt, chính những điều này đã khiến cho Quân đội bị mất phương hướng hoàn toàn. Tại sao “phi chính trị hoá” quân đội lại là nguy hiểm nhất ? Vì nếu quân đội mà còn chính trị thì Liên Xô dù có suy sụp về kinh tế và nền tảng tư tưởng thì vẫn có thể phát triển đến hôm nay nếu một vị lãnh đạo khác lên thay Grobachev. Tháng 8 năm 1991 một cuộc đảo chính nhằm cứu vãn Liên Xô đang bên bờ vực sụp đổ. Một số nhà lãnh đạo của Liên Xô như lãnh đạo KGB là Vladimir Kryuchkov, bộ trưởng bộ nội vụ Boris Pugo, bộ trưởng bộ quốc phòng Dmitriy Yazov đã thực hiện cướp chính quyền dù đã huy động được một lực lượng khổng lồ bao vây được toàn bộ cơ quan chính quyền của tổng thống Nga Boris Yeltsin thế nhưng sau đó quân đội đã hoảng loạn vì giờ đây Đảng đã không còn nắm quân đội trong tay, họ không biết mình phải nghe lời ai và bảo vệ cái gì, chống lại cái gì cho đến cuối cùng là sự thất bại.

Grobachev đã đưa ra quan điểm không biết phải gọi là ngây thơ hay là ngu dốt đến tột độ, chiến tranh lạnh đã kết thúc, thực hiện chung sống hòa bình, Grobachev ngây ngô tin rằng Mĩ và phương Tây sẽ hỗ trợ tài chính vô điều kiện cho cải tổ và tiếp tục đối xử với Liên Xô như một siêu cường, Grobachev đã thẳng tay thanh lọc những thành phần bị cho là cản trở kế hoạch cải tổ của ông ta. Việc cải tổ quân đội được bắt đầu từ cắt giảm chi phí quân sự tiến tới điều chỉnh nhiệm vụ, sứ mệnh và biên chế tổ chức của quân đội, chỉ trong 2 năm 1987 đến 1989 gần 50% cán bộ chiến lược và khoảng 30% tướng lĩnh của quân đội Liên Xô bị cho ra quân, hơn 100 cán bộ lãnh đạo chính trị cấp chiến lược bị cách chức. Đến cuối năm 1989 Liên Xô đã phá hủy 1498 tên lửa hạt nhân tầm trung, 555 bệ phóng, như vậy Liên Xô đã tự hủy 81,1% số trên lửa hạt nhân tầm trung cần phải hủy bỏ theo hiệp ước Xô – Mĩ. Sản xuất công nghiệp quốc phòng như xe tăng, máy bay cũng sụt giảm đáng kể.

Trên đây là toàn bộ hiểu biết và sự tìm hiểu của tôi về một thiên tài phá hoại mang t ên Mikhail Sergeyevich Grobachev – tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, kẻ tội đồ đáng nguyền rủa của Liên Xô. Con người này chính là tác nhân quan trọng nhất dẫn tới sự xụp đổ của một siêu cường trong sự nhục nhã. Cho tới nay đa số người Nga cho rằng cần phải kết tội ông ta tội phản quốc và cho tới ngày 30/8/2022 đã có hàng triệu người vui mừng, anh hùng sẽ được người người ca tụng qua nhiều thế hệ nhưng kẻ tội đồ sẽ bị lịch sử nguyền rủa đến cả ngàn năm. 


Tác giả: Chu Đức Thuận